Giảm 1 ngày thông quan, nền kinh tế sẽ tiết kiệm 1 tỷ USD/năm
“Nâng cao năng lực cạnh tranh - nhìn từ lĩnh vực hải quan” là nội dung cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 11/8, tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn nút kết nối NSW với 3 Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường ngày 4/6/2015. Vấn đề được đặc biệt quan tâm tại buổi tọa đàm là liệu đến hết năm 2016, việc xếp hạng chỉ số thương mại qua biên giới của Việt Nam trong khối các nước ASEAN có được nâng lên hay không và Việt Nam có hoàn thành chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt và vượt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 vào năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016 hay không.Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong số 189 nền kinh tế được đánh giá và xếp loại năm 2014, Việt Nam xếp thứ 75 về chỉ số Thương mại qua biên giới – chỉ số nhằm so sánh mức độ thuận lợi khi xuất, nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Trong khối 10 nước ASEAN, Việt Nam chỉ xếp cao hơn Lào (156), Campuchia (124) và Myanmar (103).
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, phương pháp đo lường đánh giá 189 nền kinh tế với nhau có thể không chính xác nhưng dựa vào những chỉ số đó cũng cho thấy nét tổng quan, cơ bản về mỗi nền kinh tế. Đánh giá này dành cho những người đầu tư, người ta nhìn vào đó để biết môi trường đầu tư kinh doanh ở mỗi quốc gia.
Ông Nguyễn Đình Cung cho biết, 2 năm qua Việt Nam cũng đã áp dụng theo cách đo lường đánh giá trên của Ngân hàng Thế giới và cũng khắc phục được những yếu kém. Ví dụ như đo lường hàng nằm ở cảng có thể do nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, có thể do thủ tục hành chính. Để thông quan phải có các loại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch…“Chỉ cần thủ tục hành chính chậm 1 giờ thì doanh nghiệp có thể mất mấy ngày nằm chờ ở cảng. Do đó, cần xác định tinh thần thái độ làm việc của ngành hải quan là phải phục vụ doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để giảm rủi ro, giảm chí phí nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Cung nói.
Vào tháng 3/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP lần thứ 2 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016. Nghị quyết xác định mục tiêu trong 2 năm tới là “Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính… Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng chuyển sang hậu kiểm”.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, việc cải cách đổi mới môi trường kinh doanh chắc chắn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nghị quyết 19 cũng chỉ rõ những mục tiêu cần tập trung giải quyết hướng tới tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, khi chi phí giảm, lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn.
“Riêng thông quan qua biên giới nếu giảm 1 ngày tiết kiệm cho nền kinh tế hơn 1 tỷ USD/năm. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết 19 tập trung vào điều này”, ông Cung nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, ông Cung cho rằng Nghị quyết 19 đặt ra mục tiêu đầy tham vọng, môi trường kinh doanh từ hiện nay sang nhóm ASEAN 6 và từ đó nhảy sang ASEAN 4 là thách thức lớn hơn nữa.
“Điều này có thể làm được nếu các bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh thực sự quyết tâm vào cuộc, bám sát chỉ đạo từng việc để có thể đánh giá đúng thực tế. Ai làm được thì khen thưởng, ai không làm được thì thay thế để công việc chạy”, ông Cung nhấn mạnh. Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, giảm thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu, tiết kiệm giá thành đầu vào là điều mà các doanh nghiệp luôn mong chờ. So với 5 năm trước, ngành Hải quan Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, hiện đại hơn, vấn đề hậu kiểm cũng rất nhanh đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn. Theo ông Thân, việc thực hiện theo Nghị quyết 19 cần có sự thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương, hàng tháng cần có sự họp bàn để chỉ ra những thiếu sót để sửa chữa. “Nếu không đồng bộ thì sẽ chậm thực hiện và không hội nhập được. Hệ thống hải quan điện tử cơ bản là thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng đòi hỏi hiểu biết từ cả doanh nghiệp. Nhiều khi doanh nghiệp chưa nhìn thấy hết được những lợi ích, đôi khi chưa hiểu hoặc thấy phiền hà một chút là kêu”, ông Thân chia sẻ.
Mặc dù thừa nhận nếu thực hiện được sẽ có lợi nhiều cho doanh nghiệp nhưng ông Thân cho rằng, việc đặt ra mục tiêu vào nhóm ASEAN 4 năm 2016 là “hơi quá tham vọng”. Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua ngành hải quan đã nỗ lực rà soát để loại bỏ những thủ tục rườm rà, những lĩnh vực gia công nhập khẩu nguyên liệu hầu hết cũng đã được loại bỏ thủ tục hành chính để thông quan nhanh chóng. Ngành cũng chỉ ra các văn bản cấp thiết cần thực hiện, nhiều bộ ngành đã chỉnh sửa phù hợp để kết nối trên Cổng thông tin hải quan điện tử. Với những hạn chế còn tồn tại như hệ thống thông quan điện tử chưa hoàn thiện trong quản lý thuế, quản lý rủi ro, số liệu chưa được cập nhật hoàn hảo…, ông Vũ Ngọc Anh cho biết, ngành hải quan sẽ chủ động khắc phục, giao đúng người đúng việc để cải cách triệt để. Để đạt được như ASEAN 4, trong Nghị quyết 19 cũng đã chỉ rõ từng bộ, ngành phải làm những gì để có thể rút ngắn thủ tục hành chính. Tuy nhiên, quan trọng là các bộ ngành phải chỉ đạo quyết liệt thực hiện, đồng bộ, có sự thay đổi thích hợp với các Luật liên quan thì vẫn có thể đạt được mục tiêu trên./. Hoàng Tùng- Từ khóa :
- Hải quan
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện dịp Tết
21:56' - 25/01/2025
Sáng 25/1, (tức 26 Tết), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
18:59' - 25/01/2025
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn vì gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
16:52' - 25/01/2025
Sáng 25/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt điều quyết giữ kỷ lục xuất khẩu
14:16' - 25/01/2025
Thời gian qua, ngành điều Việt Nam đã đối mặt với nhiều biến động về nguyên liệu, giá cả, nhưng cộng đồng doanh nghiệp chế biến điều đã đồng lòng đưa ngành điều về đích như mong đợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12:55' - 25/01/2025
Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy Chính phủ sau sắp xếp: Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất
11:46' - 25/01/2025
Về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài cuối: Thích nghi với luật chơi mới
10:25' - 25/01/2025
Doanh nghiệp cảng Việt Nam vẫn phải đối mặt với khó khăn, vướng mắc trên hành trình chuyển đổi và phát triển cảng xanh, đòi hỏi sự chung tay của rất nhiều bên mới có thể vượt qua được thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài 1: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi
10:14' - 25/01/2025
Việt Nam có hệ thống 34 cảng biển đang là mắt xích quan trọng của nền kinh tế đất nước. Hằng năm, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng biển khoảng trên 800 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc
07:54' - 25/01/2025
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.