Giám đốc WTO: Chông chênh tiến trình đạt thỏa thuận thương mại toàn cầu
Ngày 12/6, người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã bày tỏ sự lạc quan một cách thận trọng đối với triển vọng đạt được thoả thuận cấp toàn cầu của Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 (MC12) diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng cảnh báo rằng quá trình đi đến thỏa thuận sẽ rất gập ghềnh và nhiều chông gai.
Tổng Giám đốc người Nigeria cho biết, thế giới đã thay đổi kể từ Hội nghị cấp Bộ trưởng cuối cùng của WTO cách đây gần 5 năm. "Tôi ước gì mình có thể nói ra những điều tốt đẹp hơn. Tình hình chắc chắn sẽ trở nên phức tạp", bà Ngozi Okonjo-Iweala chia sẻ. Theo bà, các yếu tố như đại dịch COVID-19, căng thẳng Nga-Ukraine và các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng là những cấu phần của khủng hoảng. Phát biểu trước tại lễ khai mạc, người đứng đầu WTO kêu gọi các Bộ trưởng tham dự Hội nghị "chứng minh cho thế giới thấy rằng WTO có thể hành động" và đạt được các thỏa thuận liên quan đến những chủ đề như giảm trợ cấp đánh bắt cá, tăng cường tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19, giải quyết vấn đề an ninh lương thực và thiết lập một lộ trình cải cách đối với chính tổ chức WTO. Ngoài ra, bà Ngozi Okonjo-Iweala còn chỉ ra một yếu tố quan trọng khác, đó là ý chí chính trị. Mặc dù vậy, đây là một mục tiêu đầy thách thức. Bà Okonjo-Iweala dự đoán Hội nghị sẽ có thể kết thúc với một hoặc hai thỏa thuận. Bà cũng gửi một thông điệp đến các Bộ trưởng rằng không có sự thỏa hiệp hoàn hảo. 164 thành viên của WTO đưa ra quyết định bằng sự đồng thuận. Điều này có nghĩa là chỉ một thành viên duy nhất cũng có thể cản trở tiến trình đồng thuận, khiến các cuộc đàm phán phải kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, bản thân tổ chức 27 tuổi WTO cũng đang gặp những khó khăn nhất định. Hơn hai năm trước, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm tê liệt Cơ quan Phúc thẩm của WTO, vốn là cơ quan ra phán quyết về các tranh chấp thương mại của Tổ chức này. Ngoài ra trong quá khứ, các nước thành viên của WTO mới chỉ từng đạt được sự đồng thuận về một thỏa thuận cấp toàn cầu trong một lần duy nhất; đó là trường hợp của Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) vào năm 2013. Trước những khó khăn toàn cầu, phiên khai mạc hôm 12/6 của Hội nghị được dành để thảo luận về "những thách thức mà hệ thống thương mại đa phương phải đối mặt". Trước đó, các nhóm vận động đã tập hợp ở gần trụ sở của WTO để kêu gọi chấm dứt việc phân biệt chủng tộc trong quá trình phân phối vaccine. Hội nghị cấp Bộ trưởng, với sự tham dự của các Bộ trưởng Thương mại và các quan chức cấp cao khác từ 164 thành viên của WTO, là cơ quan ra quyết định cao nhất của tổ chức này. Hội nghị thường diễn ra 2 năm một lần. Tuy nhiên, MC12 đã bị hoãn hai lần do dịch COVID-19. Ban đầu hội nghị dự kiến được tổ chức vào tháng 6/2020 tại thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan (Ca-dắc-xtan). Sau đó, thời gian tổ chức được ấn định lại từ ngày 30/11-3/12/2021. Cuộc họp lớn nhất của cơ quan thương mại toàn cầu này lại bị hoãn vào phút chót do bùng phát lây nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, dẫn đến việc áp dụng các hạn chế đi lại và quy định kiểm dịch ở Thụy Sỹ và nhiều nước châu Âu khác./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Nga: Tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây ít gay gắt hơn dự kiến
10:48' - 11/06/2022
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiuline cho rằng, tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế nước này ít gay gắt hơn so với dự kiến.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ Tài chính Anh bác bỏ cáo buộc liên quan đến tổn thất do tăng lãi suất
08:19' - 11/06/2022
Phát biểu trên Twitter, Quốc vụ khanh Bộ Tài chính John Glen cho rằng: “Cáo buộc gây tổn thất hàng triệu bảng Anh nhằm vào Bộ Tài chính là không chính xác”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Eurogroup kêu gọi hành động thống nhất ứng phó khủng hoảng
09:14'
Chủ tịch Eurogroup, ông Paschal Donohoe, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lập trường thống nhất trong khu vực đồng euro nhằm đối phó với những thách thức kinh tế đang nổi lên trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nhiều điểm sáng hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực
11:10' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã trả lời phỏng vấn về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
08:47' - 11/04/2025
Nhà Trắng ngày 10/4 làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia hạ triển vọng tăng trưởng của Đức xuống còn 0,1%
08:45' - 11/04/2025
Các viện kinh tế Đức ngày 10/4 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2025 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu xuống còn 0,1% so với mức 0,8% dự kiến hồi tháng 9 năm ngoái.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Chiến tranh thương mại có thể cản trở sự phát triển của AI
15:26' - 10/04/2025
IEA nhận định sự leo thang căng thẳng thuế quan toàn cầu có thể làm chậm đà tăng trưởng của lĩnh vực dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao
11:11' - 10/04/2025
Các nhà hoạch định chính sách gần như nhất trí rằng nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại cùng lúc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ kinh tế Thụy Sỹ thiệt hại nặng vì thuế quan của Mỹ
09:10' - 10/04/2025
Trung tâm nghiên cứu kinh tế (KOF) của trường ETH Zurich ngày 9/4 cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thụy Sỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo lạm phát cao làm chậm quá trình bình thường hóa tiền tệ
07:21' - 09/04/2025
Các nhà kinh tế cho biết sự sụt giảm trên thị trường tài chính toàn cầu do chương trình áp thuế quan của Mỹ đã củng cố khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tuần tới.
-
Ý kiến và Bình luận
AmCham Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi tiếp tục lên tiếng về thuế quan của Mỹ
20:52' - 08/04/2025
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) đã có những đề xuất, kiến nghị nhằm hài hòa lợi ích cho cả hai bên.