Giảm ngân sách của USAID, liệu chính quyền Mỹ có thiếu quan tâm đến Mỹ Latinh? (Phần 2)
Từ ngày 1/10 vừa qua, Mỹ bước vào năm tài khóa 2018 (10/2017-9/2018) và trong chu kỳ này, dự kiến USAID sẽ chỉ được cấp 60% ngân sách so với năm tài khóa 2017 trước đó.
Từ góc độ này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất những ưu tiên của USAID là chính sách đối ngoại và địa chiến lược, gạt sang một bên việc hỗ trợ phát triển – trừ khi nó được định hướng theo chính sách an ninh quốc gia của Mỹ.
Do chưa có số liệu của năm tài khóa 2017 (10/2016-9/2017) về tổng ngân sách mà Mỹ dành cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe, nên các tính toán liên quan tới viện trợ sẽ dựa trên những số liệu của năm 2016.Theo phân bổ ngân sách viện trợ chính thức, trong số 251 triệu USD dành cho Colombia – nước được coi là đồng minh thân cận nhất của Washington tại Mỹ Latinh – đã có tới 189 triệu USD dành cho các chương trình hòa bình và an ninh, 44 triệu USD dành cho hạng mục dân chủ, nhân quyền và cai trị, 12 triệu USD dành cho giáo dục và dịch vụ xã hội và 4 triệu dành cho môi trường.Sự phân bổ này nằm trong khuôn khổ thay đổi từ Kế hoạch Colombia (bắt đầu từ năm 1999, từng tiêu tốn hàng tỷ USD của Washington nhằm thanh toán nạn buôn bán ma túy và tiêu diệt các nhóm du kích vũ trang tả khuynh bằng con đường quân sự - cả hai mục tiêu mà cuối cùng Washington và Bogota đều không đạt được) sang Kế hoạch Hòa bình Colombia, cho dù dường như vẫn tập trung vào vấn đề an ninh hơn là các cơ hội phát triển và tái hòa hợp cơ cấu xã hội của quốc gia Nam Mỹ này.Đối với Mexico – cửa ngõ phía Nam của mình, Mỹ dự định viện trợ 87 triệu USD trong năm tài khóa này, trong đó khoảng 48 triệu USD dành cho an ninh và hòa bình, 39 triệu USD cho dân chủ, nhân quyền và cai trị.Cũng giống như trường hợp Colombia, tiêu điểm “viện trợ phát triển” của Washington vẫn tiếp tục tập trung vào an ninh, trong bối cảnh xu hướng quân sự hóa, bạo lực, nghèo đói và vi phạm nhân quyền đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị - thể chế tại quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tại Bắc Mỹ này.Tam giác Bắc Trung Mỹ (Guatemala, Honduras và El Salvador)Ba nước trong khu vực này được Mỹ phân bổ ngân sách viện trợ cụ thể theo hạng mục như sau:+ Guatemala: 80 triệu USD; trong đó hòa bình và an ninh – 1,5 triệu; dân chủ, nhân quyền và cai trị - 26,65 triệu USD; phát triển kinh tế - 16 triệu USD; đa lĩnh vực – 21,5 triệu USD.+ El Salvador: 46 triệu USD; được phân chia thành đa lĩnh vực -18,45 triệu USD; dân chủ, nhân quyền và cai trị – 14,7 triệu USD; phát triển kinh tế - 6,9 triệu USD; giáo dục và dịch vụ xã hội – 5,43 triệu USD.+ Honduras: 67, 85 triệu USD; bao gồm dân chủ, nhân quyền và cai trị - 26,6 triệu USD; phát triển kinh tế - 15 triệu USD; giáo dục và dịch vụ xã hội - 13 triệu USD; môi trường – 4 triệu USD.Trong trường hợp của các nước Trung Mỹ, mức viện trợ trong thập kỷ qua đã được nâng lên ngang mức của các nước tiếp nhận lớn nhất trước đây là Mexico và Colombia, yếu tố này có ý nghĩa nếu xét tới việc CARSI vốn chỉ là sự “mở rộng” của các kế hoạch viện trợ phát triển và an ninh tại hai đồng minh then chốt trên. Có thể cảm nhận rằng hạng mục “dân chủ, nhân quyền và cai trị”, cùng một hạng mục mập mờ mang tên “đa lĩnh vực”; chiếm vai trò khống chế trong các dự án viện trợ.Việc nhận diện các thể chế địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức thuộc thành phần thứ ba nào được USAID “chọn mặt gửi vàng” là rất quan trọng để hiểu được chính quyền của Tổng thống Trump diễn giải dân chủ, nhân quyền và cai trị theo nghĩa nào.Như đã nói từ phần đầu, viện trợ phát triển của Mỹ tại Mỹ Latinh luôn định hướng rất rõ ràng trong lĩnh vực chính trị và an ninh (quá trình can thiệp và gây bất ổn), cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và quỹ đầu tư của Mỹ, nhiều hơn so với việc hướng tới tái thiết cơ cấu xã hội và cải thiện điều kiện sống của nhân dân các nước được thụ hưởng.Tóm lại, việc cắt giảm viện trợ song phương không hẳn là do thiếu quan tâm hay sự thoái lui của Mỹ tại Mỹ Latinh, mà những nguồn lực đó vẫn tiếp tục đổ vào khu vực này nhưng thông qua vai trò lớn hơn của thành phần tư nhân (doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức doanh nghiệp và thậm chí là các tổ chức phi chính phủ), cũng như qua các thể chế tài chính quốc tế và khu vực (một hình thức “thứ cấp hóa” viện trợ phát triển).Điều này cũng không đồng nghĩa với sự vắng mặt của chính quyền Washington tại khu vực vốn được coi là “sân sau của Mỹ”, vì Chính phủ Mỹ vẫn duy trì vai trò nhà bảo trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân Mỹ tại đây.Trước bối cảnh này, cần phải rất chú ý tới các hoạt động đầu tư, cấp kinh phí và các lĩnh vực viện trợ “phi truyền thống” nơi các cơ quan khác của Mỹ vận hành như Tổng công ty đầu tư tư nhân nước ngoài (Overseas Private Investment Corporation - OPIC), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EximBank) và cả các doanh nghiệp tư nhân, những đơn vị sẽ thay thế một phần vai trò điều phối nguồn lực của USAID.Tương tự, cũng rất đáng chú ý tới bộ mặt mới của USAID trước những quan điểm mới về an ninh quốc gia và an ninh Tây Bán Cầu mà chính phủ hiện tại của Mỹ áp đặt, hiện đang mang “phong cách ngẫu hứng”, với nhiều mâu thuẫn giữa các quan chức và các cơ quan trực thuộc chính phủ trong việc ra quyết định.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước kêu gọi viện trợ sau bão Irma
11:12' - 20/09/2017
Tại khóa họp 72 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) diễn ra tại New York (Mỹ), nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi siêu bão Irma đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ nhân đạo và tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Bolivia: Con bài chiến lược của Nga ở khu vực Mỹ Latinh
05:47' - 30/08/2017
“Báo Độc Lập” (Nga) nhận định Bolivia đang trở thành một “con bài” chiến lược của Nga ở khu vực Mỹ Latinh do nước này có lượng khoáng sản dự trữ lớn và vị trí địa lý nằm ở chính trung tâm của lục địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm mạnh viện trợ đối với khu vực Mỹ Latinh và Caribe
06:30' - 05/06/2017
Mỹ dự định cắt giảm mạnh viện trợ cho Mỹ Latinh và Caribe, đồng thời giảm ngân sách đối với tất cả các nước trong khu vực đang nhận viện trợ của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đối tác công - tư, lựa chọn của Mỹ Latinh trong thập kỷ tới
06:30' - 01/06/2017
Đối tác công - tư (PPP) là một mô hình mà Ngân hàng Thế giới (WB) đang hối thúc các chính phủ tại Mỹ Latinh tận dụng tốt hơn trong việc cải thiện vấn đề hạ tầng trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất tăng mạnh chi tiêu quân sự, giảm viện trợ nước ngoài
12:10' - 16/03/2017
Tổng thống Mỹ Trump đã hoàn tất dự thảo ngân sách chính quyền liên bang đầu tiên theo hướng thay đổi các ưu tiên chi tiêu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.