Mỹ giảm mạnh viện trợ đối với khu vực Mỹ Latinh và Caribe
Theo hãng tin AP, trong dự luật ngân sách thường niên đầu tiên được công bố ngày 23/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định cắt giảm mạnh viện trợ cho Mỹ Latinh và Caribe, với mức giảm ngân sách đối với tất cả các nước trong khu vực đang nhận viện trợ của Mỹ.
Dự thảo ngân sách cho tài khóa 2018 (từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2018) thậm chí còn xóa bỏ các khoản viện trợ dành riêng cho các lực lượng đối lập tại Cuba và Venezuela, mà trong tài khóa 2017 đã được chu cấp lần lượt 20 triệu USD và 6,5 triệu USD.
Tuy nhiên, đây chỉ là các khoản viện trợ trực tiếp, trong khi tổng số viện trợ mà mỗi quốc gia nhận được, mà trong trường hợp của Cuba và Venezuela là các lực lượng đối lập, còn bao gồm cả các khoản dành cho các chương trình an ninh, dân chủ, đấu tranh chống ma túy và di cư, được xếp chung cho cả khu vực khi lập ngân sách và được phân bổ cho từng quốc gia trong quá trình giải ngân tùy theo nhu cầu thực tế.
Trong một cuộc họp báo từ xa, Giám đốc Văn phòng Viện trợ nước ngoài của Bộ Ngoại giao Mỹ Hari Sastry nhận định: “Có sự sụt giảm, nhưng ngay cả như vậy thì chúng tôi vẫn ưu tiên những chương trình tập trung vào việc đấu tranh chống hoạt động của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, củng cố an ninh biên giới và chống tham nhũng”.
Gói ngân sách dành cho bộ ngoại giao còn bao gồm 587 triệu USD cho nhiệm vụ đấu tranh chống các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia cấp toàn cầu, ít hơn 189 triệu USD tài khóa 2017.
Ông Sastry cũng hứa hẹn rằng cho dù có cắt giảm nhưng Washington sẽ tiếp tục “đối phó với các nguyên nhân gốc rễ” của hiện tượng di cư tại vùng tam giác phía Bắc của Trung Mỹ (Guatemala, Honduras và El Salvador) như nạn nghèo đói và tham nhũng.
Dự thảo ngân sách, sẽ còn phải được Quốc hội Mỹ thông qua và có thể có một số thay đổi, dành 37,6 tỷ USD cho Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có 1.093 tỷ USD cho các hoạt động tại châu Mỹ, giảm tới 614 triệu USD so với năm 2017.
Nếu ngân sách này được thông qua và phê chuẩn, Mexico sẽ chỉ nhận được 87,7 triệu USD, đồng nghĩa với mức cắt giảm 45,3% so với ngân sách 160,1 triệu USD của năm tài khóa 2017.
Viện trợ dành cho khu vực Trung Mỹ cũng chịu mức cắt giảm mạnh, khi ngân sách các hạng mục dành cho phát triển và củng cố thể chế mà cựu Tổng thống Barack Obama thúc đẩy đều sụt giảm.
Guatemala dự kiến nhận được 80,7 triệu USD, so với 131,2 triệu USD của năm tài khóa hiện tại, trong khi Honduras được hưởng 67,8 triệu USD so với mức 98,2 triệu USD của năm tài khóa hiện tại, còn El Salvador sẽ được cấp 46,3 triệu USD so với mức 67,9 triệu USD hiện tại.
Nicaragua thậm chí sẽ chỉ có mức viện trợ tượng trưng là 200.000 USD (so với 10 triệu USD của năm tài khóa hiện hành), còn các khoản tương ứng cho Costa Rica và Panama cũng chỉ lần lượt là 400.000 và 1,2 triệu USD, so với mức 1,8 triệu và 3,3 triệu USD hiện tại.
Đối với khu vực Caribe, hai quốc gia đáng chú ý nhất ngoài Cuba là Cộng hòa Dominicana và Haiti sẽ được trợ giúp với ngân sách lần lượt là 10,5 triệu và 157,4 triệu USD trong năm tài khóa tới, cũng thấp hơn khá nhiều so với các khoản viện trợ hiện tại là 21,6 và 190,7 triệu USD.
Tại Nam Mỹ, một đồng minh chiến lược của Mỹ là Peru sẽ nhận được 49,6 triệu USD - so với 74,9 triệu USD hiện tại; Washington dự định xóa khoản viện trợ cho Ecuador, hiện ở mức 2 triệu USD.
Trong khi những quốc gia tại vùng “chóp nón Nam Mỹ” như Chile, Argentina, Uruguay và Paraguay đều sẽ chỉ nhận những khoản không đáng kể từ 400.000-500.000 USD. Còn Brazil - quốc gia rộng lớn, đông dân và có nền kinh tế quy mô nhất khu vực - dự kiến sẽ nhận 815.000 USD so với mức 12,8 triệu USD hiện tại.
Đáng chú ý là Colombia, đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Nam Mỹ, cũng không phải là ngoại lệ trong đà cắt giảm này, khi chỉ được dự trù khoản viện trợ 251,4 triệu USD.Con số này tuy không quá thấp so với con số 299,4 triệu USD của tài khóa 2017, nhưng lại thấp hơn khá nhiều so với con số 391 triệu USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua trong năm 2017 (lịch thông thường) nhằm hỗ trợ quá trình tái thiết hậu xung đột tại quốc gia Nam Mỹ này và “thổi bay” lời hứa hỗ trợ 450 triệu USD cho Bogota cũng trong năm nay cho mục tiêu trên của cựu Tổng thống Barack Obama.
Tuy nhiên, rất có thể Colombia sẽ được nhận thêm ngân sách từ những quỹ dành cho các chiến dịch mang tính khu vực hay toàn châu lục (khoảng 300 triệu USD), cho các vấn đề liên quan tới ma túy và an ninh toàn cầu (167 triệu USD) hay hỗ trợ nhân đạo và thúc đẩy dân chủ ở cấp độ toàn cầu (2,678 tỷ USD).
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng được chỉ định của Hàn Quốc thúc đẩy nối lại viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên
20:58' - 01/06/2017
Ngoại trưởng vừa được chỉ định của Hàn Quốc, bà Kang Kyung-hwa ngày 1/6 tuyên bố chính phủ nước này cần xem xét việc nối lại viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên vốn gác lại lâu nay.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cắt giảm mạnh viện trợ phát triển cho châu Phi
05:30' - 31/05/2017
Mỹ dự kiến cắt giảm mạnh các chương trình viện trợ phát triển cho châu Phi trong thời gian tới mà Uganda và Ethiopia sẽ là hai nước bị thua thiệt nhất trong khu vực.
-
Tài chính
Viện trợ ODA tăng gần 9% trong năm 2016
07:02' - 13/04/2017
Các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước công nghiệp cung cấp đã tăng 8,9% trong năm 2016, đạt 142,6 tỷ USD, chủ yếu là do gia tăng hỗ trợ dành cho người tị nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẽ yêu cầu quốc hội giảm viện trợ nước ngoài
15:25' - 28/02/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông báo sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ tăng chi tiêu quốc phòng thêm gần 10% và giảm mạnh viện trợ nước ngoài khi đưa ra dự thảo ngân sách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh sau động đất
17:44'
Lo ngại về an toàn khi đi du lịch ở Thái Lan sau trận động đất gần đây đã ảnh hưởng đến ngành du lịch cốt lõi của đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế bổ sung lên 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
15:24'
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
15:23'
Ngày 11/4, với 60 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm Trung tướng Dan Caine giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.