Đối tác công - tư, lựa chọn của Mỹ Latinh trong thập kỷ tới
Theo mạng tin Structuralia, trong những năm gần đây, đã có những thay đổi lớn trong hoạt động của các tổ chức công trên cấp độ toàn cầu. Trong thời kỳ đầu tiên kéo dài tới giữa thế kỷ XX, chính quyền các nước thường trực tiếp gánh vác trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thường được coi là công cộng.
Nhưng kể từ những năm 1990, nhiều trong số các dịch vụ này được tư hữu hóa hay chuyển qua hình thức quản lý gián tiếp của chính quyền với sự hợp tác của tư nhân, thông qua hình thức hợp đồng hoặc phi hợp đồng hay được gọi sau này là đối tác công - tư (PPP).
Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tương lai của các cơ sở hạ tầng chính là yếu tố then chốt để cải thiện năng suất lao động và đẩy mạnh, một cách bền vững, những động lực tăng trưởng của mỗi quốc gia.
Tại Mỹ Latinh, Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã hối thúc các chính phủ tận dụng tốt hơn tiềm năng đang lên của thành phần kinh tế tư nhân trong việc cải thiện vấn đề hạ tầng trong khu vực.
Hướng tới mục tiêu này, trong thập kỷ tới các nước trong khu vực cần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc cung cấp tài chính, tăng cường hoạt động đấu thầu hiện vẫn đang rất hạn chế của các dự án PPP, cũng như tăng tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng.
Con số này hiện chỉ ở mức tương đương 2,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), kém xa so với mức 7,7% của châu Á, khu vực đang phát triển khác.
Theo bài viết, để tăng tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng cơ sở, mô hình PPP chính là giải pháp hữu hiệu nhất trong bối cảnh chính phủ các nước Mỹ Latinh và Caribe đều đối mặt với những khó khăn nhất định để tăng ngân sách cho hạng mục này.
Báo cáo đánh giá về tình hình đối tác công – tư tại khu vực này của Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID) và bộ phận phân tích thuộc nhật báo The Economist (Anh) nhận xét Chile và Colombia là những nước đứng đầu bảng xếp hạng nhờ vào bộ khung pháp lý được hoàn thiện liên tục trong 25 năm qua.
BID đánh giá đây chính là yếu tố then chốt cho thành công của sự hợp tác giữa nhà nước với thành phần kinh tế tư nhân.
Các nước tiếp theo trong xu hướng tích cực này là Argentina, Costa Rica và Nicaragua. Những quốc gia này đã có thành tựu đáng kể trong việc phát triển khung pháp lý cho mô hình đối tác công-tư trong vài năm qua, góp phần tăng số lượng các dự án PPP trong những năm tới.
Trong giai đoạn 2002 – 2015, theo thống kê của Structuralia, số lượng dự án PPP tại Mỹ Latinh tăng từ mức 17 dự án với tổng giá trị đầu tư khoảng 42 tỷ USD, lên mức kỷ lục 210 dự án với tổng giá trị đầu tư 66 tỷ USD vào khoảng năm 2012-2013, rồi giảm nhẹ xuống mức 121 dự án và 61 tỷ USD năm 2015.
Xét về giá trị các dự án PPP theo quốc gia trong giai đoạn này, Brazil là nước đứng đầu khu vực với 255,72 tỷ USD. Tiếp đó lần lượt là Mexico với 47,5 tỷ USD, Peru - 27,2 tỷ USD, Colombia -26,33 tỷ USD, Chile - 23,03 tỷ USD, Argentina - 4,25 tỷ USD, Honduras - 4,32 tỷ USD, Uruguay - 2,85 tỷ USD, Jamaica - 2,36 tỷ USD và Costa Rica với 2,34 tỷ USD.
Xét theo lĩnh vực, điện lực là ngành đứng đầu cả về số lượng dự án (694) lẫn giá trị (khoảng 192 tỷ USD), tiếp đó là đường bộ (287 dự án và gần 100 tỷ USD), đường sắt (93 dự án và 41 tỷ USD), cảng hàng không (112 dự án và khoảng 35,5 tỷ USD), cấp thoát nước (188 dự án và khoảng 27,5 tỷ USD), hậu cần cảng (100 dự án và 21,2 tỷ USD), khí đốt (38 dự án và 15 tỷ USD) và viễn thông (25 dự án và khoảng 5 tỷ USD).
Nổi bật nhất là loạt 345 dự án điện lực tại Brazil trong 10 năm qua, có giá trị lên tới 123 tỷ USD, cho thấy nền kinh tế lớn nhất khu vực đã “đặt cược” vào mô hình PPP cho sự phát triển của ngành năng lượng này.
Trong thời gian tới, Brazil tiếp tục chứng tỏ cam kết của mình thông qua mô hình này với dự án xây dựng tuyến đường sắt tại thành phố Salvador de Bahía có tổng ngân sách 470 triệu USD.
Về phần mình, Colombia sẽ đưa ra đấu thầu công trình xây dựng sân bay mới của thủ đô Bogota theo mô hình PPP với mức vốn đầu tư dự kiến lên tới 1 tỷ USD, cũng như công trình mở rộng sân bay Cartagena, có số vốn khoảng 200 triệu USD và dự kiến hoàn thành năm 2020.
Đáng chú ý, Paraguay cũng bắt đầu triển khai mô hình PPP với hàng loạt dự án xây dựng đường bộ, trong đó quan trọng nhất là tuyến đường từ thủ đô Asunción tới thành phố Ciudad del Este, có trị giá ước tính 520 triệu USD, cũng như cụm dự án nước sạch, vệ sinh môi trường tại vùng thượng nguồn sông Parana, với tổng vốn đầu tư dự kiến vượt 1 tỷ USD.
Để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng, mỗi năm các nước khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ phải đầu tư khoảng 180 tỷ USD cho hạ tầng cơ sở, và mô hình PPP sẽ tiếp tục là một giải pháp cho nhu cầu tài chính này, ít nhất là trong 10 năm tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
17:34' - 30/05/2017
Chú trọng vấn đề cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
PPP - Xu thế tất yếu phát triển hạ tầng và dịch vụ công
09:36' - 20/05/2017
Khi vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công thì đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là xu thế tất yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các dự án PPP
12:54' - 17/01/2017
Sáng 17/1, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này