Giảm nghèo bền vững - Bài 1: Tạo điều kiện để người nghèo tiệm cận với vốn chính sách
Trong những năm qua, xác định việc giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vì thế tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững.
Với phương châm “Trao cần câu, không trao con cá”, các hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã “tiếp vốn” đến tận tay các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách, tạo động lực cho các hộ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Để tạo điều kiện cho các đối tượng “cần vốn làm ăn” tiệm cận với các nguồn vốn chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác qua các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Từ đó, kịp thời giải ngân vốn vay giúp các hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách đầu tư sản xuất. Hoàn cảnh khó khăn nhưng không đầu hàng số phận, trông chờ vào trợ cấp xã hội, vợ chồng bà Trương Thị Điệp (sinh năm 1965) và ông Lê Văn Đậm (sinh năm 1966) có nhu cầu vay vốn và được giải ngân 50 triệu đồng từ Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Đức để mua giống kiệu và thuê lao động để trồng 3.000 m2 kiệu.Bà Điệp cho biết, trước kia với công việc thuê mướn mưu sinh bấp bênh “nay có mai không” nên “cái nghèo vẫn đeo bám”. Thời gian khủng hoảng nhất đối với gia đình là khi “vay nóng” bên ngoài để làm ăn, ngoài nỗi lo về cái ăn cái mặc, nỗi canh cánh lớn nhất là khoản tiền lãi mỗi khi đến kỳ hạn. Theo đó, bình quân với 1 triệu đồng tiền vay, hàng tháng lãi suất phải trả từ 30 – 50 nghìn/tháng.
Có vốn vay nhưng với lãi suất thấp, gia đình bà Điệp và gia đình ông Đậm an tâm làm ăn, xuống giống bắt đầu vụ Mùa. Bà Điệp chia sẻ, hiện tại mục tiêu lớn nhất của gia đình bà là vươn lên, trả lại sổ nghèo trong 1 – 2 năm tới. Trong cuộc bình xét vay vốn vào tháng 8/2020 của Hội Phụ nữ ấp K9, xã Phú Đức, chị Phan Thị Thu Hương, hộ nghèo trong xã đã được giải ngân lần hai với số vốn 40 triệu đồng để bắt đầu trồng 4.000 m2 chanh và buôn bán nhỏ.Chị Hương chia sẻ, chỉ riêng công việc buôn bán hàng ngày cũng giúp chị có thu nhập ổn định khoảng 150 nghìn đồng/ngày và dự định khoảng 4 – 5 tháng sẽ tăng thêm thu nhập từ trái chanh.
Chị Hương cho hay, tất các giao dịch về hồ sơ, nhận vốn, đóng lãi, trả nợ đều được thực hiện ở điểm giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã Phú Đức vào ngày cố định hàng tháng, ngay cả cuối tuần hay nghỉ lễ. Khoảng cách gần, thủ tục đơn giản lại được giao dịch trực tiếp với các giao dịch viên giúp người dân tiết kiệm về thời gian và an tâm hơn. Chị Phạm Thị Loan, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Đức cho biết, Phú Đức là xã thuần nông của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Riêng tại đơn vị Hội, hiện có tổng dư nợ gần 11 tỷ đồng, với 524 hộ vay.Quy trình bình xét cho vay sẽ được tổ chức công khai, dân chủ tại 12 tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn xã do hội quản lý, qua đó thẩm định điều kiện và mục đích cho từng trường hợp để xét vay từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng/hộ vay.
Theo chị Loan, đa phần người dân trên địa bàn vay để chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp, mua bán nhỏ. Sau thời gian giải ngân, các đơn vị liên quan sẽ phối hợp sẽ đến tìm hiểu thực tế từng hoàn cảnh, kiểm tra nguồn vốn, hướng dẫn các phương thức làm ăn, để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả.Điều đáng phấn khởi nhất là năm 2020 toàn xã chỉ còn 147 hộ nghèo (giảm khoảng 230 hộ so với năm 2019).
Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có 11 phòng giao dịch thực hiện cho vay tại địa bàn. Ngoài ra, đơn vị đã đặt 135/143 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn cùng 8 điểm giao dịch tại trụ sở ngân hàng. Ông Lại Văn Bé Chín, Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Tháp cho rằng, đây là điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn vay được dễ dàng. Mô hình điểm giao dịch xã đã giúp tiết kiệm rất lớn chi phí đi lại của người dân.Thay vì hàng tháng các hộ dân có nhu cầu giao dịch phải đi đến trụ sở ngân hàng ở trung tâm huyện, với mô hình này người dân chỉ cần đến ủy ban nhân dân cấp xã vào ngày giao dịch cố định hàng tháng và giao dịch trực tiếp với các nhân viên ngân hàng thuộc tổ giao dịch lưu động.
Ông Lại Văn Bé Chín cho biết thêm, tín dụng chính sách đã trở thành một kênh tín dụng hiệu quả với lãi suất ưu đãi (tối thiểu từ 3 đến 9%/năm tùy theo từng chương trình), hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội, đẩy lùi tín dụng đen. Không chỉ vậy, đơn vị đang quản lý hơn 3.250 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với bình quân dư nợ 1.067 triệu đồng/tổ. Theo đó, mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ có quy ước hoạt động và thống nhất mức tiền gửi. Việc huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tạo thói quen cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tích lũy tiền, qua đó tạo nguồn vốn để trả nợ khi món vay đến hạn hoặc tạo nguồn để trả lãi khi hộ vay gặp khó khăn chưa trả được lãi cho ngân hàng. Ngoài ra, việc huy động tiền gửi cũng tạo hiệu ứng cộng đồng, tạo sự thi đua giữa các thành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng nhau tham gia gửi tiền, cũng như tính tương trợ trong việc vay vốn, trả nợ. Trong thời gian tới, để triển khai có hiệu quả hơn nữa tín dụng chính sách trên địa bàn, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục nhiều giải pháp nhằm đưa được nguồn vốn tín dụng chính sách đến được đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng vốn kịp thời cho các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay.Mặt khác, ngân hàng sẽ mở các lớp đào tạo để nâng cao nghiệp vụ ủy thác, ủy nhiệm cho các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn; ứng dụng hiện đại hóa tin học trong hoạt động tín dụng chính sách, nhằm đưa nguồn vốn đến hộ dân một cách nhanh chóng kịp thời, tạo nhiều kênh trao đổi thông tin để phổ biến tuyên truyền vốn tín dụng chính sách, bên cạnh đó nắm bắt kịp thời nhu cầu, cũng như khó khăn, vướng mắc của hộ dân để kịp thời tháo gỡ./.
>>>Bài 2: Cuộc đời sang trang từ vốn vay hộ nghèoTin liên quan
-
Ngân hàng
Vốn tín dụng chính sách xã hội giúp hộ nghèo thay đổi tập quán sản xuất
07:32' - 19/11/2020
Từ năm 2015 đến hết năm 2019, với số tiền gần 280 tỷ đồng, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cho vay tự tạo việc làm tại chỗ gần 8.000 hộ, giải quyết việc làm cho hơn 8.500 lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/2: Đồng USD và NDT cùng tăng giá
08:45'
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.300 - 25.660 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 80 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 17/2.
-
Ngân hàng
Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa giao dịch với diện mạo mới
16:10' - 17/02/2025
Ngày 17/2, Vikki Digital Bank chính thức mở cửa toàn bộ hệ thống điểm giao dịch trên cả nước với diện mạo mới, mang đến không gian giao dịch hiện đại và tiện nghi.
-
Ngân hàng
BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng
15:04' - 17/02/2025
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.
-
Ngân hàng
EzyRemit và Sacombank-SBR thúc đẩy dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế
10:01' - 17/02/2025
EzyRemit và Sacombank đã thảo luận về việc mở rộng dịch vụ của EzyRemit không chỉ tại Australia và Việt Nam, mà còn vươn tới các thị trường tiềm năng như New Zealand, Nhật Bản, Canada, Mỹ và châu Âu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/2: Biến động trái chiều giữa giá USD và NDT
08:49' - 17/02/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.220 - 25.580 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 50 đồng đối với cả giá mua và bán so với sáng 14/2.
-
Ngân hàng
EIB và Santander hợp tác huy động hàng tỷ euro đầu tư ngành năng lượng gió châu Âu
10:25' - 16/02/2025
Cái "bắt tay" chiến lược này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và củng cố vị thế của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
Ngân hàng
Nhận định xu hướng dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng
09:52' - 15/02/2025
Dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đang phản ánh phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga giữ nguyên lãi suất chủ chốt
09:02' - 15/02/2025
Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
16:05' - 14/02/2025
Khách hàng chuyển khoản vay từ các TCTD khác về Agribank với thủ tục thuận tiện, nhanh chóng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.