Giám sát chặt việc công bố lãi suất tiền gửi, cho vay, cấp tín dụng của ngân hàng
Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp tổ chức tín dụng không công bố công khai thông tin lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định của pháp luật.
Đây là một trong những nội dung chính được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhấn mạnh tại cuộc họp với các tổ chức tín dụng diễn ra chiều 25/2 tại Hà Nội.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng (nhất là tại các Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 08/01/2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07/02/2025) về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay.
Để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên theo kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 về việc tăng cường các giải pháp giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương tổ chức cuộc họp với hệ thống tổ chức tín dụng.
Tại cuộc họp, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả; thường xuyên báo cáo Ngân hàng Nhà nước việc công bố và thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhấn mạnh thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà nước điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ tổ chức tín dụng đưa nguồn vốn huy động thành vốn tín dụng tập trung cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn ra nền kinh tế; điều tiết tiền tệ chủ động, linh hoạt để hỗ trợ ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, chủ động sẵn sàng can thiệp thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ trước biến động của kinh tế thế giới và chính sách/chiến tranh thương mại, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào đồng nội tệ.
Đồng thời tập trung theo dõi sát động thái của hệ thống tổ chức tín dụng để điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động hơn nữa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay; đồng thời tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Chủ động, kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần tổ chức tín dụng phải đề nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cũng tại cuộc họp, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong hai tháng đầu năm 2025, thanh khoản của các tổ chức tín dụng nhìn chung được đảm bảo và dư thừa, thị trường tiền tệ ổn định. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp điều hành linh hoạt thông qua nghiệp vụ thị trường mở, bao gồm việc chào mua giấy tờ có giá hàng ngày và điều chỉnh khối lượng kỳ hạn phù hợp, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Điều này giúp ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo các tổ chức tín dụng có thể cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tín dụng theo sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Ngay từ ngày 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước đã công khai giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2025 cho các tổ chức tín dụng, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16%. Tính đến ngày 18/2/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 15,62 triệu tỷ đồng, tăng 0,02% so với tháng 12/2024 và tăng 16,35% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ 2024 lại giảm 1,01% so với tháng 12/2023.
Ông Phạm Chí Quang đánh giá sự ổn định thanh khoản và việc Ngân hàng Nhà nước thường xuyên cung cấp thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cho thấy hệ thống các tổ chức tín dụng không có áp lực về thanh khoản để dẫn đến việc tăng lãi suất huy động trong thời gian qua.
Trong diễn biến liên quan, ngày 25/2, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, điều chỉnh giảm từ 0,1-0,35%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo đó, kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,35%/năm, 9 tháng còn 5,5%/năm, 12 tháng còn 5,8%/năm và 18 tháng còn 6,0%/năm. Hiện mức lãi suất cao nhất tại BVBank là 6,05%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Động thái này diễn ra sau khi Thủ tướng ban hành Công điện số 19 ngày 24/2/2025, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thanh tra việc điều chỉnh lãi suất huy động của các ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ quy định và chỉ đạo của Chính phủ.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), trong năm 2025, lãi suất huy động có thể tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19. Mức tăng được kỳ vọng diễn ra dần dần, không có biến động đột ngột.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
16:05' - 14/02/2025
Khách hàng chuyển khoản vay từ các TCTD khác về Agribank với thủ tục thuận tiện, nhanh chóng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
-
Ngân hàng
Tín dụng Tp. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng trưởng trong tháng đầu năm
16:22' - 13/02/2025
Thông thường vào các tháng đầu năm và trùng với Tết Âm lịch, tín dụng thường ghi nhận giảm do yếu tố mùa vụ. Tuy nhiên, năm nay, tín dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng trưởng dương.
-
Ngân hàng
Vốn tín dụng chính sách đồng hành cùng hộ nghèo Kiên Giang
14:28' - 11/02/2025
Năm 2025, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh Kiên Giang triển khai các chương trình, dự án và phối hợp hoạt động ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số vốn trên 2.300 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.