Giám sát nguồn cung xăng dầu ở Nam Định
Trước tình hình mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp, để đảm bảo duy trì việc cung ứng kinh doanh xăng dầu phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về việc tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo lực lượng tại 63 tỉnh, thành quyết liệt, khẩn trương và liên tục kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn quản lý.
Nối tiếp chương trình kiểm tra, giám sát tại các tỉnh, thành phố, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh dẫn đầu đã có mặt tại Nam Định để giám sát, nắm bắt tình hình kinh doanh tại một số cây xăng trên địa bàn.
Theo đó, Đoàn tập trung kiểm tra, cập nhập tình hình cung ứng, nhất là việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của các cơ sở kinh doanh, chú trọng kiểm tra, giám sát những cửa hàng xăng dầu có khối lượng giao dịch lớn.
Đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra giám sát tình hình kinh doanh tại 2 cửa hàng xăng dầu của thành phố Nam Định là Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Hòa Vượng thuộc Công ty CP Hoàng Sa (nhượng quyền thương mại của Công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định thuộc Tổng công ty).
Cửa hàng này hiện có 5 cột bơm xăng, dầu và 03 bồn chứa. Cửa hàng thứ hai là cửa hàng xăng dầu Lộc An (thuộc Công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định) có 5 cột bơm và 4 bồn chứa.
Qua kiểm tra, nắm bắt tình hình và báo cáo của đơn vị quản lý địa bàn, được biết, thời gian qua các cửa hàng hoạt động bình thường, lượng hàng hoá bán ra đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ phát triển sản xuất cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng. Không có hiện tượng găm hàng, đầu cơ tích trữ, bán cầm chứng hoặc tiết giảm thời gian bán hàng.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường các doanh nghiệp đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về việc duy trì các điều kiện trong kinh doanh, bán đúng giá quy định, đảm bảo chất và lượng.
Trước đó, với tình hình xăng dầu đang diễn biến phức tạp trong những ngày qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động xây dựng phương án và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ 24/24 các đơn vị kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là thời điểm trong dịp lễ Quốc Khánh ngày 2/9.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo và gắn trách nhiệm của lãnh đạo với từng công chức trong việc phân công quản lý địa bàn để kịp thời phát hiện, kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh có các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, đóng cửa.
Theo đó, trong giai đoạn này, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định không nhận được phản ánh của người dân cũng như các tổ chức, cá nhân về tình trạng ngừng kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn.
Làm việc với đại diện các thương nhân kinh doanh xăng dầu, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đề nghị các đơn vị cần đảm bảo nguồn cung trong mọi trường hợp, không để xảy ra tình trạng ngừng bán hàng.Ông Trần Hữu Linh yêu cầu Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc có hiệu quả sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan làm việc với các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh để làm rõ nguyên nhân, nếu cửa hàng xăng dầu thông báo hết hàng, không kịp thời cung cấp nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Trần Hữu Linh, việc giám sát, kiểm tra mặt hàng xăng dầu phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Kết quả kiểm tra cho thấy, nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nam Định ổn định, không xảy ra hiện tượng thiếu hụt xăng hoặc dầu. Việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp, các cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu rất tốt đã đảm bảo việc cung ứng xăng dầu cho người dân.
Tuy nhiên, các đơn vị cần tăng cường quản lý địa bàn, triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình để phát hiện các thủ đoạn, phương thức trong kinh doanh, vận chuyển, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng đầu, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng găm hàng, ngừng bán hàng, đóng cửa.
Đồng thời các Đội Quản lý thị trường phải có trách nhiệm phát hiện sớm, phải biết cửa hàng nào đóng cửa trước khi người dân hay báo chí phản ánh; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu; tích cực phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu để xử lý.
Đại diện Cục Quản lý thị trường Nam Định cho hay: Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định sẽ chủ động, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng xăng dầu nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi găm hàng và ngừng bán hàng hoặc vi phạm các quy định của nhà nước trong quá trình kinh doanh.Do vậy, cửa hàng nào ngừng kinh doanh, trong trường hợp do nhà cung cấp xăng dầu, Cục Quản lý thị trường sẽ làm việc với các thương nhân đầu mối phân phối, đại lý. Nếu phát hiện vi phạm đơn vị sẽ xử lý theo thẩm quyền. Trong trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo về Tổng Cục Quản lý thị trường hoặc Bộ Công Thương để xử lý theo quy định./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nguồn cung xăng dầu ở Quảng Ninh cơ bản ổn định
09:34' - 07/09/2022
Nhìn chung các cửa hàng xăng dầu đều hoạt động bình thường; chưa phát hiện trường hợp găm hàng, đóng cửa ngưng bán, cắt giảm thời gian, số lượng và đều đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38' - 25/11/2024
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27' - 25/11/2024
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.