Giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều khó khăn
Tại Hội thảo Giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước và có vốn Nhà nước kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài chính Trung Quốc tổ chức ngày 29/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, công tác giám sát tài chính tại các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước để đạt được mục tiêu của giám sát là hết sức khó khăn.
Lý giải cụ thể về điều này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí cho biết, tính đến đầu năm 2016, Nhà nước đầu tư vốn tại hơn 1.000 doanh nghiệp; trong đó, 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn và 248 doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước.
Tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước hơn 3.105 nghìn tỷ đồng, với hệ số vốn chủ sở hữu khoảng 40%. Trong năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của khối các tập đoàn kinh tế, tổng công ty là 16%, của khối độc lập thuộc Bộ và UBND cấp tỉnh là 10%.
Như vậy, có thể thấy rằng, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước hiện nay khá lớn. Do vậy, với số tiền đầu tư dàn trải vào nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực và do nhiều cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ ở hữu khiến cho công tác giám sát tài chính gặp nhiều khó khăn.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư và quản lý vốn đầu tư của nhà nước, cũng như tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc tăng cường hoạt động giám sát tài chính nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp lại càng trở thành vấn đề có tính thời sự, cấp bách.
Trong những năm qua, công tác giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng đã có những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý và giám sát vốn đầu tư tại doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ và liên tục được sửa đổi đề phù hợp với thực tiễn.
Theo Bộ Tài chính, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đã phần nào hạn chế được rủi ro thất thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được xác lập rõ hơn . Phương thức quản lý, giám sát được thay đổi gắn với phân loại, đánh giá doanh nghiệp.
Công tác quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp đã được triển khai thông qua các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp ; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế chính sách tài chính doanh nghiệp.
Đối với các tập đoàn tổng công ty nhà nước , định kỳ hàng năm Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ và đ ịa phương thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh báo cáo Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Thông qua việc giám sát, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp , Bộ Tài chính và cơ quan chủ sở hữu đã đưa ra kiến nghị và cảnh báo về rủi ro trong hoạt động của các Tổng công ty N hà nước để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên, công tác giám sát tài chính tại các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước những năm qua vẫn còn hạn chế như c ơ chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước vừa phân tán vừa chồng chéo. Việc giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả giám sát chưa cao.
Đồng thời, công tác giám sát tài chính được thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp có vốn nhà nước còn thiếu minh bạch… .
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí cho rằng, để góp phần làm rõ những vướng mắc, khó khăn mà cơ quan giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước phải đối mặt và tìm kiếm các giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới thì phải làm rõ sự cần thiết khách quan thực hiện giám sát tài chính, đồng thời đánh giá thực trạng tài chính của các doanh nghiệp trên các nội dung chủ thể giám sát, nội dung, hình thức, phương thức giám sát…
Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những bất cập trong cơ chế giám sát tài chính hiện hành.
Chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước, GS.TS Văn Tông Dư, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài chính (Bộ Tài chính Trung Quốc) cho biết, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc từ khi cải cách đến nay không hề suy giảm mà ngày càng có chiều hướng mở rộng.
Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc là đối tượng quản lý tài sản công Trung Quốc; có mối quan hệ chặt chẽ trong cải cách, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công phải được tiến hành song song với giám sát tài chính cơ chế quản lý tài sản công và giám sát quá trình đổi mới tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước.
Trong tiến trình đổi mới, cần xây dựng chế độ quản lý giám sát mà trọng tâm là giám sát tài chính, cần áp dụng biện pháp, phương pháp quản lý tài chính hữu hiệu đối với doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, đưa ra những chính sách, văn bản thúc đẩy quá trình đổi mới và giám sát đối với doanh nghiệp Nhà nước./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Nhà nước vẫn là nguồn lực chủ yếu nộp thuế thu nhập năm 2016
11:53' - 13/10/2016
Trong Bảng xếp hạng V1000 năm 2016, các doanh nghiệp nhà nước đóng góp gần 60% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của toàn Bảng xếp hạng, tăng đáng kể so với tỉ lệ 45% của năm 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Định kỳ công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước
16:41' - 10/10/2016
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào cho nhà đầu tư trong lộ trình thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước?
15:12' - 03/10/2016
Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể nắm bắt cơ hội để mua và sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu.
-
Tài chính
Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác về giám sát tài chính
12:30' - 07/06/2016
Ngày 7/6, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Việt Nam và Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ việc thành lập Cơ quan xếp hạng tín nhiệm châu Phi
10:28' - 16/02/2025
Việc thành lập AfCRA dự kiến sẽ mở ra nguồn tài chính quan trọng cho các chương trình phát triển của châu lục, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa cho người dân châu Phi.
-
Tài chính
Hướng dẫn thu thuế hàng nhập khẩu trị giá thấp gửi qua chuyển phát nhanh
17:21' - 15/02/2025
Tổng cục Hải quan cho biết đang triển khai các hướng dẫn thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính để đảm bảo việc thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu giá trị thấp được thực hiện đúng quy định.
-
Tài chính
Triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
14:33' - 15/02/2025
Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định số 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô
10:46' - 15/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/2 đã thông báo ý định áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, bổ sung vào làn sóng đánh thuế nhập khẩu sâu rộng của ông.
-
Tài chính
Thu ngân sách 2025: Tăng quản lý và chống thất thu thuế
10:39' - 15/02/2025
Năm 2025, Bộ Tài chính đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ngân sách nhà nước, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
-
Tài chính
Hàn Quốc sẽ giám sát hoạt động mua bán sản phẩm tài chính trực tuyến
09:04' - 15/02/2025
Theo các quan chức trong ngành, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu soạn thảo các quy định để hạn chế những chiến thuật lừa đảo được sử dụng trong việc bán sản phẩm tài chính trực tuyến.
-
Tài chính
Lạm phát tại Nhật Bản có khả năng lên mức cao
21:51' - 14/02/2025
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI), bao gồm các sản phẩm dầu mỏ nhưng không tính đến giá thực phẩm tươi sống, trong tháng 1/2025 dự báo tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
Nhiều chính sách giảm thuế đi vào cuộc sống hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
17:04' - 14/02/2025
Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí đã có những tác động tích cực đến đời sống người dân, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế.
-
Tài chính
Đôn đốc 13 địa phương thực hiện hóa đơn điện tử từng lần với bán lẻ xăng dầu
16:14' - 14/02/2025
Tổng cục thuế đã gửi công văn đến các tỉnh thành Bình Dương, Đắk Nông, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Bình, Cà Mau và Bình Phước.