Gian lận thương mại trên internet vẫn phức tạp trong năm 2021
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục Quản lý thị trường đã kiến nghị, tham mưu các đơn vị trong Bộ Công Thương chuẩn bị trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 52/2013 về thương mại điện tử.
Nghị định thay thế sẽ đặt ra những cách thức quản lý mới và phải coi và đối xử bình đẳng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Bởi, trên môi trường thương mại truyền thống, quy định hàng hóa khi muốn trao đổi, mua bán, phải tuân thủ những yếu tố gì thì bây giờ sẽ quy định như vậy trên môi trường internet.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, tới đây các mô hình thương mại điện tử sẽ được đưa vào quản lý một cách chặt chẽ hơn, quy định trách nhiệm của chủ thể tham gia các sàn giao dịch thương mại tử.
Trước đây, chính sách pháp luật hầu như chưa quy định trách nhiệm của người quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, mà chủ yếu xoay quanh người bán hàng. Do đó, để thành công trong việc chống gian lận trên môi trường thương mại, việc thay đổi về chính sách là rất quan trọng và cần phải đi đầu.
“Kỳ vọng, trong năm 2021, Nghị định thay thế Nghị định 52/2013 sẽ được Chính phủ ký ban hành và có hiệu lực. Đây là thay đổi rất quan trọng đối với môi trường phát triển thương mại tử” Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.
Ngoài ra, chia sẻ về nhiệm vụ chống gian lận trên môi trường thương mại điện tử của lực lượng quản lý thị trường cả nước trong năm 2021, ông Trần Hữu Linh cũng cho biết, giai đoạn 2 đến 3 năm tới, lực lượng sẽ tiếp tục kiểm tra, kiểm soát trên môi trường thương mại điện tử; lập kế hoạch chuyên nghiệp, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm.
Ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh: Trong 2-3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên mại sẽ chiếm khoảng từ 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung. Vì vậy, lực lượng đang xây dựng kế hoạch tổng thể để lực lượng quản lý thị trường đủ năng lực để phòng chống, ngăn chặn gian lận thương mại trên thương mại điện tử.
Ngoài ra, lực lượng cũng thành lập bộ phận chuyên trách chính thức của lực lượng quản lý thị trường chuyên phòng, chống hành vi gian lận thương mại trên thương mại điện tử. Cùng với đó, nâng cao năng lực kiểm tra, hậu kiểm của lực lượng quản lý thị trường.
Đặc biệt, lực lượng sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục kiểm tra các chủ thể, chủ sàn tham gia giao dịch thương mại điện tử, trên nền tảng mạng xã hội; nâng cao năng lực, nghiệp vụ của cán bộ, công chức viên chức lực lượng quản lý thị trường; đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để bắt kịp với tốc độ phát triển của thương mại điện tử.
Trước đó, tháng 7/2020 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã gửi thư khen Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương); Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) về thành tích phát hiện, kiểm tra, xử lý kho hàng lậu rộng hơn 10.000 m2, với trên 150.000 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Lào Cai.
Vụ việc được nhận định là vụ bán hàng giả, hàng lậu liên quan tới thương mại điện tử có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và lực lượng của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục A05 đã mất đến 6 tháng dùng nhiều biện pháp điều tra, theo dõi để bất ngờ đột kích tổng kho hàng lậu hơn 10.000m2 tại địa chỉ 145 Hoàng Diệu (TP. Lào Cai) chiều 7/7/2020.
Tại thời điểm kiểm tra, kho hàng có 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy đồng giá... Các mặt hàng như giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas.
Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên này, tối thiểu mỗi ngày đều “chốt” được 100-200 đơn hàng. Sau khi livestream bán hàng, các đơn hàng đã “chốt” trên Facebook sẽ được 40 nhân viên đóng gói gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát. Như vậy, hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu đã được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Đánh giá về thực trạng này, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhận định, nhờ thành tựu của khoa học công nghệ nên việc mua bán online ngày càng trở nên phổ biến và có thể nói “cửa khẩu nằm ở cửa nhà của mỗi người dân” nên một số thủ đoạn mới đang xuất hiện trên nền tảng thương mại điện tử tập trung vào nhóm hàng hóa có giá trị cao, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất.
Cụ thể, theo ông Trần Hữu Linh, trong vài năm trở lại đây, tốc độ phát triển thương mại điện tử rất nhanh, đi kèm với đó là các hành vi gian lận thương mại ngày càng gia tăng, phổ biến không chỉ được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử thông thường mà đã lan sang các thiết bị di động, trên các mạng xã hội…
Hơn nữa, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cùng với đó, là các dịch vụ đi kèm thương mại điện tử rất phát triển, nên kho hàng có thể nằm bất kể ở đâu, thậm chí nằm ở những địa bàn chiến lược, như là sát cửa khẩu biên giới.
Thêm vào đó, các dịch vụ hậu cần chuyển phát, thanh toán rất hiện đại, nên hàng hóa được luân chuyển, vận chuyển trong nội địa rất nhanh. Điều này khiến chống gian lận thương mại, buôn lậu, đặc biệt là hàng giả trên mạng lại càng khó khăn.
Vì thế, Tổng cục Quản lý thị trường đã lập một bộ phận đặc nhiệm chuyên trách riêng. Qua nắm bắt thông tin và những biện pháp nghiệp vụ, lực lượng đã tấn công, xử lý một số đường dây, ổ nhóm quy mô lớn trên môi trường internet, đặc biệt là mô hình kinh doanh mới, như trên các mạng xã hội, kênh bán hàng đa kênh livestream.
Mặt khác, lực lượng quản lý thị trường còn kiểm tra, xử lý rất nhiều vụ việc bán khẩu trang, nước rửa tay lậu, kém chất lượng trên mạng xã hội; phát hiện tụ điểm phân loại, sơ chế găng tay y tế đã qua sử dụng thông qua mạng xã hội ở Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hà Nội…
"Thương mại, thương mại điện tử chi phối rất nhiều cách thức mà người dân và doanh nghiệp trao đổi. Vì vậy, việc mua bán gian lận thương mại trên môi trường internet sẽ được lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới" ông Trần Hữu Linh khẳng định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tình hình tội phạm, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp
11:22' - 07/01/2021
Tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó có sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý trên 1.440 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
16:24' - 22/12/2020
Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành rà soát, kiểm tra 1.773 vụ việc; trong đó, xử lý vi phạm 1.441 vụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Indonesia xem xét cấm xuất khẩu bauxite và thiếc
07:10'
Indonesia đang lên kế hoạch áp đặt lệnh cấm xuất khẩu bauxite và thiếc trong năm nay như một phần trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp khai khoáng hạ nguồn.
-
Thị trường
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ
19:13' - 18/05/2022
Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này.
-
Thị trường
70 doanh nghiệp tham gia Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội lần thứ 2
18:19' - 18/05/2022
Chiều 18/5, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội lần thứ 2 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ.
-
Thị trường
Nestle hỗ trợ Mỹ khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung sữa trẻ em
15:53' - 18/05/2022
Tập đoàn Nestle sẽ chuyển sữa bột trẻ em từ Thụy Sỹ và Hà Lan tới Mỹ để bù đắp tình trạng thiếu mặt hàng này tại đây.
-
Thị trường
EU và Hungary đàm phán tài chính liên quan việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga
10:27' - 18/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) và Hungary đang đàm phán về hỗ trợ tài chính để Budapest từ bỏ việc phủ quyết lệnh cấm vận của khối này đối với dầu mỏ của Nga.
-
Thị trường
Giá nhập khẩu của Hàn Quốc lần đầu tiên giảm
09:06' - 18/05/2022
Số liệu sơ bộ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết giá nhập khẩu của nước này lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm 2022 đến nay giữa bối cảnh giá dầu thô và các nguyên liệu khác giảm.
-
Thị trường
Mỹ mong muốn Ấn Độ xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu lúa mỳ
16:28' - 17/05/2022
Mỹ đang hy vọng Ấn Độ xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu lúa mỳ, đồng thời kêu gọi các nước không hạn chế xuất khẩu vì điều này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực.
-
Thị trường
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
08:49' - 17/05/2022
Các chính sách xuất khẩu dầu cọ đầy bất ngờ của Indonesia có thể giúp Malaysia trở thành nhà cung cấp dầu cọ hàng đầu cho Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới.
-
Thị trường
Saudi Arabia dự định nâng sản lượng khai thác dầu lên hơn 13 triệu thùng/ngày
07:04' - 17/05/2022
Saudi Arabia đang trên đà đạt mục tiêu đến cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027 sẽ nâng sản lượng khai thác dầu lên mức hơn 13 triệu thùng/ngày.