Giáo sư Nhật Bản nêu bật vai trò của Việt Nam trong tiến trình đàm phán RCEP
Do vậy, Việt Nam đóng vai trò là quốc gia tập hợp tiếng nói của 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cô đọng các nội dung đàm phán. Đây là nhận định của Giáo sư Ryo Ikebe, một chuyên gia về thương mại quốc tế của Đại học Senshu (Nhật Bản), khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Tokyo về vai trò của Việt Nam trong tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Đánh giá về ảnh hưởng của việc Ấn Độ quyết định rút khỏi bàn đàm phán tới tiến trình đàm phán RCEP và việc liệu Nhật Bản cùng 14 nước còn lại có ký kết hiệp định này vào cuối năm nay mà không có sự tham gia của Ấn Độ hay không, Giáo sư Ryo Ikebe cho rằng ưu điểm lớn nhất của RCEP đó là các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có thể kết nối quan hệ thương mại tự do.
Khi Ấn Độ rút khỏi bàn đàm phán RCEP, ưu điểm của hiệp định này trong việc tạo ra khu vực thương mại tự do lớn sẽ mờ nhạt hơn. Tuy nhiên, do ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đến nay chưa có bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào nên RCEP sẽ giúp tạo ra quan hệ kinh tế-thương mại mới.
Bên cạnh đó, cho đến thời điểm này, vấn đề lớn trong tiến trình đàm phán về RCEP đó là không nhận được sự đồng ý của Ấn Độ. Do đó, việc New Delhi quyết định không tham gia RCEP có thể sẽ làm cho tiến trình đàm phán tiến triển thuận lợi hơn.
Nhận định về kỳ vọng của Nhật Bản - một trong những nước dẫn dắt tiến trình đàm phán RCEP - vào hiệp định này cũng như cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản khi tham gia hiệp định, Giáo sư Ryo Ikebe cho rằng Nhật Bản luôn hướng tới các FTA có mức độ tự do hóa cao.
Việc Ấn Độ đã rời bàn đàm phán khiến các nước còn lại tham gia đàm phán RCEP, trong đó có Trung Quốc, có thể đạt được đồng thuận về các tiêu chuẩn cao như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là khó khăn. Mặc dù vậy, ở điểm này, RCEP mang lại ý nghĩa thúc đẩy hoạt động thương mại giữa ba nước Nhật-Trung-Hàn.
Mặt khác, do việc các chuỗi cung ứng bị gián đoạn do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã trở thành vấn đề lớn nên việc xem tái bố trí các địa điểm sản xuất đang trở thành bài toán hóc búa. Ở khía cạnh này, có thể thấy, khi RCEP có hiệu lực, việc tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng sang khu vực Đông Nam Á, từ đó giúp phân tán rủi ro một cách linh hoạt, là hoàn toàn khả thi.
Đánh giá tác động tiềm tàng tới CPTPP nếu RCEP được ký kết vào cuối năm nay, Giáo sư Ryo Ikebe nhận định trong tương lai, Mỹ có khả năng sẽ tham gia CPTTP. Khi không có sự tham gia của Mỹ, quy mô kinh tế của CPTTP là không lớn. Tuy nhiên, khi RCEP được ký kết, một khu vực thương mại tự do rộng lớn sẽ hình thành và điều này có thể sẽ góp phần thúc đẩy Mỹ quay trở lại với CPTTP.
Mặc dù vậy, có thể thấy, mức độ tự do hóa của CPTTP là rất cao, trong khi mức độ tự do hóa của RCEP lại thấp. Do đó, ảnh hưởng của RCEP đối với CPTTP chỉ có ý nghĩa thúc đẩy Mỹ quay trở lại với hiệp định này.
Nhận định về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia RCEP, Giáo sư Ryo Ikebe nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia đã tham gia nhiều FTA, trong đó FTA giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị có hiệu lực. Mặt khác, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã có FTA với tất cả các nước tham gia RCEP.
Chính vì thế, cơ hội trực tiếp mà RCEP mang lại cho Việt Nam là không lớn. Mặc dù vậy, việc ký kết RCEP sẽ phát đi hình ảnh Việt Nam tích cực đối với thương mại tự do, từ đó Việt Nam có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn.
Đánh giá về vai trò của Việt Nam trong tiến trình đàm phán RCEP, Giáo sư Ryo Ikebe nhận định trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước đi đầu trong các hiệp định thương mại tự do. Do vậy, Việt Nam đóng vai trò là quốc gia tập hợp tiếng nói của 10 nước thành viên ASEAN và cô đọng các nội dung đàm phán. Tính trung tâm của ASEAN thể hiện qua tiếng nói của 10 nước thành viên rất được chú ý trong quá trình đàm phán RCEP.
Tuy nhiên, là quốc gia đi đầu trong các hiệp định FTA, Việt Nam đang phát huy được năng lực phát ngôn lớn hơn. Trong thời điểm xuất hiện một số quốc gia đi ngược lại chủ nghĩa thương mại tự do (như Mỹ, Anh) và chủ nghĩa bảo hộ gây ra quan ngại đối với trật tự thương mại thế giới, RCEP, với trung tâm là châu Á, nếu được các nước ký kết, có thể quảng bá cho thế giới thấy hình ảnh khu vực châu Á tiến tới thương mại tự do./.
- Từ khóa :
- Kinh tế việt nam
- giáo sư nhật nói về việt nam
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Đại sứ Indonesia tại ASEAN đề cao khả năng lãnh đạo của Việt Nam
10:31' - 26/07/2020
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN đương nhiệm, Việt Nam đã thể hiện năng lực và khả năng lãnh đạo, chèo lái ASEAN trong thời điểm thách thức chưa từng thấy.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Chuyên gia Nga nêu bật những đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN
08:53' - 26/07/2020
Nhờ có Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã mở rộng đôi cánh của mình đến khu vực Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11'
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.