Giới chuyên gia không loại trừ khả năng giá dầu chạm mốc 100 USD/thùng
Cùng với đó, tình hình chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại những nước xuất khẩu dầu mỏ, đã đẩy giá dầu thô Brent Biển Bắc trong tuần này tăng khoảng 60% so với tháng 6/2017, lên ngưỡng 77 USD/thùng. Chuyên gia phân tích tại Anh không loại trừ khả năng giá dầu thô có thể chạm mức 100 USD/thùng trong thời gian tới, thậm chí 150 USD/thùng.
Nếu cách đây một năm, việc mất đi một lượng lớn dầu thô xuất khẩu của Iran có lẽ cũng không gây nhiều ảnh hưởng, thì giờ đây điều này trở thành một vấn đề không nhỏ.
Theo phân tích của tờ “The Telegraph”, nỗ lực chung tay hạn chế sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga đã giúp khắc phục tình trạng dư thừa dầu mỏ trên thế giới kéo dài bốn năm qua, song cùng với đó, “giảm xóc” an toàn để đối phó với những cú sốc về nguồn cung cũng không còn.Trong khi đó, những yếu tố địa-chính trị giờ đây lại có cơ hội chi phối sự biến động của giá dầu. Tình hình chính trị và kinh tế tại Venezuela khiến cho sản lượng dầu thô của nước này ít nhất giảm 500.000 thùng/ngày, thậm chí con số này lên tới 700.000 thùng/ngày trong năm vừa qua theo bài phân tích đăng trên tờ “The Telegraph”.
Trong khi đó, những hạn chế về hạ tầng cung ứng dầu mỏ như việc thiếu hệ thống ống dẫn dầu, đã gây cản trở cho việc dẫn dầu từ các nơi khai thác dầu đá phiến ở khu vực Bắc Mỹ, trong đó phải kể tới Permian Basin ở West Texas và Alberta.
Công ty quản lý đầu tư trong lĩnh vực năng lượng Westbeck Capital, có trụ sở tại London (Vương quốc Anh), nhận định rằng một cú sốc dầu mỏ có thể sẽ diễn ngay trong năm 2019, trong bối cảnh nhiều yếu tố có thể kết hợp lại để tạo thành một “cơn bão hoàn hảo”.Westbeck Capital dự báo giá dầu thô có thể chạm mức 100 USD/thùng và ký ức hồi tháng 7/2008 gợi lại khả năng giá “vàng đen” có thể “chinh phục” ngưỡng 150 USD/thùng, một mức giá được dự báo có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu.
Westbeck Capital lưu ý rằng làn sóng cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ từ năm 2014 bắt đầu cho thấy những hệ quả, với việc các mỏ dầu đang dần cạn kiệt, nhưng lại không có các mỏ khác để thay thế. Giá dầu thô tăng cao có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ, song lại là nguy cơ lớn cho một châu Âu luôn “khát dầu”. Mặc dù EU đã cam kết bảo vệ những lợi ích an ninh và đầu tư kinh tế, song có lẽ các công ty châu Âu có hoạt động tại Mỹ không muốn vượt khỏi ranh giới.Theo nhận định của chuyên gia Richard Robinson thuộc quỹ Ashburton Global Energy Fund, châu Âu sẽ phải cắt giảm 60% lượng dầu nhập khẩu từ Iran, do các tập đoàn năng lượng như ENI và Total sẽ từ chối vận chuyển dầu mỏ, bất chấp những hỗ trợ từ chính sách chiến lược của EU.
Trong khi đó, chuyên gia Davis Fyfe thuộc công ty giao dịch dầu mỏ Gunvor cho hay hiện chưa có đủ thông tin từ phía Washington để có thể dự báo về độ phản ứng nhanh của các công ty trong lĩnh vực năng lượng, song ông dự báo rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran có thể khiến xuất khẩu dầu mỏ của nước này giảm tới 500.000 thùng/ngày trong năm nay và có thể còn cao hơn nhiều trong năm 2019. Thậm chí sau đó con số này có thể còn lên tới 750.000 thùng/ngày.- Từ khóa :
- giá dầu
- giá dầu thế giới
- dầu mỏ
- iran
- thỏa thuận hạt nhân iran
- mỹ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á rời khỏi mức “đỉnh” ở phiên trước
16:37' - 11/05/2018
Phiên chiều 11/5, giá dầu châu Á rời khỏi mức cao kỷ lục của phiên trước đó vì thị trường kỳ vọng một số nguồn cung khác sẽ bù đắp cho lượng dầu xuất khẩu dự đoán sẽ sụt giảm từ Iran.
-
Hàng hoá
Iran: Hoạt động xuất khẩu dầu sẽ không bị tác động bởi quyết định của Mỹ
12:39' - 11/05/2018
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran ngày 10/5 nói rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu của nước này
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung
08:50' - 11/05/2018
Trong phiên giao dịch ngày 10/5, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.