Giới doanh nghiệp Anh lo ngại khan hiếm nguồn cung lương thực thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại London, các nhà điều hành doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp nhận định người tiêu dùng trên khắp thế giới sẽ cảm nhận tác động mạnh của cuộc khủng hoảng Ukraine do giá lương thực tăng cao và tình trạng gián đoạn đáng kể đối với các chuỗi cung ứng nông nghiệp.
Ông John Rich, Chủ tịch điều hành hãng cung cấp lương thực hàng đầu Ukraine MHP, bày tỏ lo ngại về vụ Xuân năm nay - một vụ mùa quan trọng không chỉ đối với nguồn cung nội địa ở Ukraine mà còn với khối lượng lớn ngũ cốc và dầu thực vật mà nước này xuất khẩu trên toàn cầu.
Theo ông, cuộc xung đột hiện nay tác động to lớn đến nguồn cung của Ukraine và Nga ra thế giới. Viện dẫn cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc (UN Comtrade), ông nêu rõ cùng với Nga, Ukraine là nhà cung cấp ngũ cốc và dầu hướng dương hàng đầu cho thị trường thế giới, chiếm gần 10% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, khoảng 13% thị trường ngô và hơn 50% thị trường dầu hướng dương.
Giá hàng hóa tăng vọt sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, với giá lúa mì có lúc lên mức cao nhất từ trước tới nay. Chủ tịch MHP cũng cảnh báo về "vòng xoáy lạm phát" đối với giá lúa mì, ngô và các loại hàng hóa khác, vốn đã tăng cao trước khi xảy ra căng thẳng ở Ukraine do hạn hán và nhu cầu tăng do các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo có tới 30% diện tích cây trồng ở Ukraine sẽ không được trồng hoặc không được thu hoạch trong năm nay do xung đột.Ngày 11/3, FAO công bố báo cáo cho biết khả năng xuất khẩu của Nga vẫn chưa rõ ràng do các lệnh trừng phạt quốc tế, song việc mất thị trường xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến nông dân nước này và khiến sản lượng sụt giảm.
Cũng trong ngày 11/3, các bộ trưởng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã kêu gọi các quốc gia tránh lệnh cấm xuất khẩu và mở cửa thị trường thực phẩm cũng như nông sản. Tại Brussels, ngày 21/3 tới, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) dự kiến bỏ phiếu về kế hoạch hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do chi phí cao và mất nguồn xuất khẩu.Ông Janusz Wojciechowski, Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp, cho biết kế hoạch bao gồm việc cho phép nông dân trồng cây lương thực cho vật nuôi trên đất bỏ hoang và thay đổi các quy định về hỗ trợ nhà nước để các chính phủ có thể trợ cấp cho nông dân bị thiệt hại do chi phí cao.
Quan chức này cũng nêu rõ không có nguy cơ thiếu lương thực ở EU, đồng thời cảnh báo Ủy ban châu Âu sẽ có hành động pháp lý chống lại những nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc.
EU hiện nhập 50% lượng ngô từ Ukraine và 30% lượng phân bón từ Nga./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tác động của khủng hoảng Ukraine tới nguồn cung lương thực
08:30' - 14/03/2022
Giá hàng hóa tăng vọt sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, với giá lúa mì có lúc lên mức cao nhất từ trước tới nay.
-
Ý kiến và Bình luận
FAO cảnh báo những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực do xung đột ở Ukraine
13:42' - 13/03/2022
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) mới đây cảnh báo an ninh lương thực toàn cầu đối mặt thêm thách thức do cuộc xung đột Nga-Ukraine sau hai năm gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Chủ nghĩa bảo hộ có thể làm gia tăng sự gián đoạn nguồn cung lương thực toàn cầu
16:35' - 12/03/2022
Hoạt động xuất-nhập khẩu lương thực trên toàn cầu đã bị tác động lớn sau khi chiến dịch đặc biệt của Nga liên quan tới Ukraine đã làm tê liệt các nguồn cung từ khu vực Biển Bắc.
-
Hàng hoá
Giá dầu và lương thực tăng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu đình trệ
08:53' - 11/03/2022
Sự đình trệ sẽ bắt đầu với việc giá hàng hóa sản xuất và dịch vụ tăng mạnh theo giá vật liệu thô và năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11' - 14/07/2025
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.