Giới phân tích: Malaysia cần cải thiện nguồn thu thuế để củng cố ngân sách
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 5/2018, Chính phủ do liên minh Hy vọng cầm quyền tại Malaysia đã áp dụng chế độ thuế Bán hàng và dịch vụ (SST) thay cho thuế Hàng hóa và dịch vụ (GST) để điều chỉnh giảm giá hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, trong năm tài khóa 2019, STT được dự báo chỉ đóng góp cho ngân sách 22 tỷ ringgit (5,3 tỷ USD), thấp hơn so với mức thu nhập mà GST mang lại mỗi năm là 44 tỷ ringgit (10,6 tỷ USD).
Chính vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, trong môi trường kinh tế đầy thách thức hiện nay, Chính phủ Malaysia cần phải hoàn thiện các chính sách thuế để củng cố ngân sách quốc gia.
Tiến sĩ Veerinderjeet Singh, Chủ tịch Viện nghiên cứu kế toán công chứng viên Malaysia (MICPA), đánh giá SST chỉ phản ánh được 38% chỉ số giá tiêu dùng của các giỏ hàng hóa, trong khi GST là 60%.
Các chuyên gia về thuế cho rằng với tình hình giá dầu dao động ở mức 55-65 USD/thùng, ngân sách năm tài khóa 2020 nên được dự tính với mức giá này nhằm tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn thu từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia Petronas.
Kể từ năm 2018, giá dầu thô Brent đã đạt đỉnh mức 84 USD/thùng, trước khi giảm mạnh xuống còn 53 USD/thùng vào tháng Một và dao động ở mức từ 55-75 USD/thùng cho tới hiện tại.
Trong khi đó, chuyên gia Veerinderjeet Singh lại khuyến nghị trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, Chính phủ Malaysia nên cân nhắc việc mở rộng nguồn thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Ông chia sẻ: "Hiện nay, chỉ có 2 triệu lao động đang nộp thuế thu nhập.
Bên cạnh lực lượng lao động, có rất nhiều người có thu nhập cao mà không phải nộp thuế. Điều này là do mức lương thấp của Malaysia cùng với những ưu đãi về thuế khác đã khiến nhiều người không thuộc diện phải nộp thuế".
Ông Veerinderjeet Singh cho rằng hiện nay việc thu thuế quá phụ thuộc vào Cục Thuế nội địa (IRB). Theo ông, với sự tiến bộ về khoa học công nghệ, Cục Thuế nội địa (IRB), các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước Malaysia (BNM) nên thiết lập một hệ thống liên kết nhằm ngăn chặn hành vi trốn và gian lận thuế.
Từ góc độ chính sách kinh tế và thuế, cũng có sự ủng hộ cho việc khôi phục GST bởi tính minh bạch và khả năng thu thuế tốt hơn của hệ thống này.
Theo phân tích của chuyên gia Veerinderjeet, điều khiến cho GST rõ ràng hơn đó là đầu vào và đầu ra, những thứ rất khó thao túng. Dù vậy, ông cho rằng thời điểm hiện tại chưa cần thiết phải khôi phục GST, mà hệ thống thuế hiện tại cần mang lại hiệu suất cao hơn.
Cùng quan điểm này, lãnh đạo của Deloitte Global Indirect Tax Clients & Industries, ông Senthuran Elalingam cho rằng việc giới thiệu trở lại GST là cần thiết vì GST cung cấp nguồn thu thuế lớn hơn và phương pháp thu thuế hiệu quả hơn.
Ông nhấn mạnh: "Chính phủ Malaysia cần nhận thức được GST là hệ thống thuế hiệu quả hơn so với SST. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi đó là thời gian và cách thức thuyết phục người dân."
Ông Senthuran Elalingam bổ sung thêm rằng nỗ lực đầu tiên để tái triển khai GST đã không thành công do nhận thức hạn chế về cách thức vận hành cũng như lợi ích của GST, kết hợp với sự thiếu hiệu quả nghiêm trọng chẳng hạn như thanh toán các khoản hoàn thuế quá chậm.
Ông nhấn mạnh Malaysia phải rút kinh nghiệm từ những gì đã làm không tốt trong lần đầu áp dụng hệ thống này và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo GST sẽ được triển khai thành công.
Ngoài các loại thuế thu nhập, trong lĩnh vực công nghệ, Chính phủ Malaysia đã tuyên bố áp dụng thuế dịch vụ với các dịch vụ công nghệ ở mức 6% bắt đầu từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, cho tới nay Cục thuế Hoàng gia vẫn chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về quy định này.
Ông Senthuran nhận định với khung thời gian hạn chế, nhiều doanh nghiệp sẽ không hoàn toàn sẵn sàng khi thời điểm quy định có hiệu lực. Do đó, cơ quan chức trách cần có biện pháp linh hoạt trong quá trình triển khai quy định, đặc biệt là việc áp dụng các hình phạt trong giai đoạn chuyển tiếp.
Theo ông, từ góc độ của khác hàng, tác động lớn nhất sẽ là giá cả khi chi phí cho các dịch vụ công nghệ từ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ tăng 6%. Tuy nhiên, đối với các giao dịch mua từ những nhà cung cấp trong nước sẽ không có sự thay đổi do những dịch vụ này đã chịu mức thuế 6% theo cách tính thuế SST.
Chủ tịch MICPA nhấn mạnh việc tính thuế hàng hóa và dịch vụ đối với các nhà cung cấp nước ngoài không phải là mới và là xu hướng toàn cầu. Singapore sẽ áp dụng quy định riêng từ 1/1/2020, trong khi nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn cũng đã nhận ra thực tế này.
Trong khi đó, thuế hàng hóa đặc biệt cũng là một loại thuế luôn luôn được hướng đến cho ngân sách của bất kỳ chính phủ hay quốc gia nào, bởi đây được coi là cách dễ nhất để có được ngân sách bổ sung cho quốc gia.
Đối với hàng hóa đặc biệt, chuyên gia Veerinderjeet cho rằng bản thân ngành công nghiệp này đã bị đánh thuế rất cao và bất kỳ một khoản thế bổ sung sẽ chỉ mang lại một lỗ hổng lớn hơn trong tương lai.
Hiện tại, Chính phủ Malaysia chưa có ý định tăng thuế hàng hóa đặc biệt khi mà trong năm tài khóa trước. Chính phủ đã tăng thuế đối với các sòng bạc lên 35% và 30% đối với các trò chơi trong tổng số thu nhập chúng mang lại.
Bên cạnh đó, theo SST, rượu bia bị tính thuế 10%, trong khi GST chỉ tính 5%. Chính vì vậy, chuyên gia này cho rằng cần cân nhắc cẩn trọng trong việc tăng thuế đối với loại hàng hóa này./.
- Từ khóa :
- malaysia
- kinh tế malaysia
- thu thuế malaysia
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Indonesia sẽ xuất khẩu điện sang Malaysia
17:42' - 26/09/2019
Công ty điện lực quốc doanh PLN của Indonesia ngày 25/9 đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với đối tác Tenaga Nasional Berhad (TNB) của Malaysia để xuất khẩu 600 MW điện sang quốc gia láng giềng này.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia truy tìm nguồn gốc của gần 200 container chứa rác thải nhựa
07:00' - 30/08/2019
Malaysia muốn gửi trả gần 200 container tàu biển được cho là chứa rác thải nhựa, song trước tiên họ phải tìm xem số rác này đến từ đâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo chí Malaysia đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam-Malaysia
14:55' - 26/08/2019
Một loạt báo lớn của Malaysia đã đăng tải bài viết đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cũng như quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế-thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Malaysia: Điểm nhấn về quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư
09:02' - 26/08/2019
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-28/8/2019.
-
Doanh nghiệp
Malaysia tiếp tục hoãn phiên tòa liên quan vụ bê bối Quỹ 1MDB
11:00' - 19/08/2019
Malaysia đã hoãn lại một tuần đối với phiên tòa lớn nhất trong 5 phiên xét xử liên quan tới vụ bê bối nhiều tỷ USD tại Quỹ Đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB) có liên quan tới cựu Thủ tướng Najib Razak.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.