Giữ “vị ngọt” cho mía đường - Bài 2: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
Ngược lại một số nơi nông dân gắn bó lâu dài với cây mía và không ngừng mở rộng diện tích. Chính sự chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa doanh nghiệp và nông dân đã giữ cho cây mía luôn “ngọt”. Kinh nghiệm từ các tỉnh Phú Yên, Gia Lai có thể là sự gợi mở để nhiều địa phương khác áp dụng.
* Lo đầu ra cho nông dânHuyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên là địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất trong tỉnh. Diện tích trồng mía trên 14.000 ha, tập trung chủ yếu tại các xã như: Sơn Nguyên, Sơn Hội, Cà Lúi, Sơn Phước, EaChà Rang, Suối Trai, Sơn Hà…
Ông Võ Ngọc Cường ở xã EaChà Rang, huyện Sơn Hòa đã nhiều năm gắn bó với việc trồng cây mía trên diện tích 15ha của gia đình. Điều ông Cường và nông dân ở vùng mía Sơn Hòa không bao giờ phải bận tâm đó là đầu ra cho cây mía. Nông dân chỉ cần chăm sóc cho mía đạt năng suất và chữ đường cao. Dẫu giá cao hay giá thấp, tất cả mía đều được nhà máy đường thu mua khi đến mùa vụ.
Ðể bảo đảm lợi ích hài hòa với người trồng mía, nhà máy đường KCP (Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam, gọi tắt là KCP) đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hạ tầng cho vùng nguyên liệu và có nhiều chính sách liên kết với nông dân.Không chỉ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân ký kết hợp đồng, nhà máy còn cho nông dân vay vốn không lãi suất hơn 500 tỷ đồng để trồng mía với diện tích 27.000 ha. Hàng năm, nhà máy này chi khoảng 60 tỷ đồng hỗ trợ nông dân làm đất, thu hoạch mía, giúp tiết kiệm được 60.000 đồng/tấn so với thu hoạch thủ công.
Theo ông Phạm Ðình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, nhà máy đường KCP đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng mía, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích và có những chính sách đầu tư cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác như trồng mía tưới nước nhỏ giọt, đưa máy móc vào khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch. Nhờ vậy năng suất cây mía tăng lên qua từng năm, đem lại lợi nhuận cao hơn trên một đơn vị diện tích. Ðể giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Phú Yên thành lập Ban Điều hành mía đường để theo dõi, bám sát và đề ra các giải pháp thực hiện trên lĩnh vực này. Trên địa bàn Phú Yên hiện có ba nhà máy đường (tổng công suất 14.000 tấn/ngày) của hai doanh nghiệp là: Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (100% vốn Ấn Ðộ) và Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa. Với công suất này, các nhà máy bảo đảm tiêu thụ hết nguyên liệu cho nông dân với giá ổn định. Nhờ vậy, người dân Phú Yên yên tâm sản xuất, giữ vững diện tích trồng mía. Tỉnh Phú Yên quy hoạch phát triển ổn định hơn 23.000 ha mía mỗi vụ, tập trung chủ yếu tại các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Ðồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa. Những năm gần đây, diện tích mía trên địa bàn tỉnh duy trì từ 24.000-26.000 ha/năm. Riêng niên vụ 2024-2025 diện tích mía đã tăng lên 29.115 ha (tăng 4.275 ha so với niên vụ trước). Giá mua mía tăng cao và ổn định, người nông dân có lãi nên đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng mía.* Giá thu mua được “bảo hiểm”
Cây mía đang dần trở thành cây trồng chủ lực cho người dân tại khu vực phía Đông và Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Những chính sách về thu mua, đầu tư vùng nguyên liệu, cơ chế chính sách áp dụng định giá chỉ số đường, tạp chất linh động của các nhà máy đã và đang tạo được niềm tin, sự gắn bó giữa người trồng mía với các nhà máy trên địa bàn. Việc Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục duy trì biện pháp phòng vệ thương mại đối với Mía đường hiệu quả, giúp cho giá đường trên thị trường ổn định. Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê cho biết, để người dân và nhà máy cùng phát triển, nhà máy đã đầu tư vốn, ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới hóa trong canh tác mía, chăm sóc bón phân cho cây mía nên năng suất mía tăng cao. Cùng với đó là vấn đề để giải quyết đầu ra cho cây mía cũng được nhà máy đặc biệt quan tâm.Nhà máy đã lập dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai nâng công suất ép Nhà máy đường An Khê 18.000 tấn mía/ngày hiện nay lên 25.000 tấn mía/ngày. Qua đây giải quyết hết lượng mía cho nông dân kịp thời vụ, giảm tổn thất mía sau thu hoạch.
Để người trồng mía không phải rơi vào tình cảnh “được mùa mất giá” và ngược lại, Nhà máy đường An Khê cũng thực hiện ký chính sách giá mía bảo hiểm trong thời hạn 3 năm. Hiện nhà máy đang ký bảo hiểm giá mua mía 4 vụ từ năm 2025 - 2008 tại ruộng là 1 triệu đồng/tấn mía có 10 chữ đường. Khi triển khai các vụ thu hoạch mía, căn cứ vào tình hình thực tế, Nhà máy sẽ ban hành giá mua mía trong từng thời kỳ, đảm bảo không thấp hơn mức bảo hiểm giá mía. Trồng hơn 30 ha mía, hiện anh Lê Công Khoa ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai không còn nỗi lo về giá khi được hưởng chính sách “giá mía bảo hiểm” ở mức 1,05 triệu đồng/tấn. Anh cho biết, nhà máy ký hợp đồng mua mía nguyên liệu với giá bảo hiểm 4 vụ liên tiếp; đồng thời hỗ trợ tiền chi phí vận chuyển cũng cao hơn 20.000 đồng (bình quân 160.000 đồng/tấn) nên anh yên tâm, không lo vấn đề mất mùa được giá hay được giá mất mùa. Với mức giá bảo hiểm như hiện nay, anh có thu nhập ổn định từ 30- 40 triệu đồng/ha sau khi trừ hết các chi phí đầu tư. Vùng nguyên liệu của Nhà máy đường Ayun Pa (Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai) nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai với hơn 15.000 ha. Nhà máy đã có nhiều chính sách hỗ trợ người trồng mía phát triển vùng nguyên liệu như ký hợp đồng tiêu thụ, bảo hiểm giá thu mua. Từ đây nông dân trồng mía không lo về đầu ra của cây mía và có lợi nhuận. Đặc biệt, Nhà máy đường Ayun Pa sẽ bảo hiểm giá mía cơ bản 10 chữ đường trong 3 vụ liên tiếp từ vụ ép 2025-2026 đến vụ ép 2027-2028 với giá 1 triệu đồng/tấn tại ruộng trên xe. Khi có vùng nguyên liệu ổn định, nhà máy này xây dựng chiến lược nâng công suất ép của nhà máy từ 8.000 tấn mía cây/ngày hiện nay lên 10.000 tấn/ngày và đến năm 2030 là 12.000 tấn mía cây/ngày. Thực tế từ tỉnh Gia Lai, Phú Yên cho thấy, ở những nơi có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người trồng mía, ngành mía đường phát triển ổn định hơn, giúp nông dân yên tâm sản xuất và đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cho nhà máy. Khi “sợi dây” liên kết này được duy trì bền vững, cả hai bên đều hưởng lợi: nông dân có đầu ra ổn định, giảm rủi ro về giá cả, trong khi doanh nghiệp có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, đảm bảo hiệu quả sản xuất.Bài cuối: Nhìn xa, nghĩ sâu, làm lớnTin liên quan
-
Hàng hoá
Giữ “vị ngọt” cho mía đường - Bài cuối: Nhìn xa, nghĩ sâu, làm lớn
15:31' - 31/03/2025
Nhiều người vẫn có suy nghĩ trồng mía chỉ để ép lấy đường, nhưng thực tế ngành mía đường đang chuyển mình theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và tối ưu giá trị từ cây mía.
-
Hàng hoá
Giữ “vị ngọt” cho mía đường - Bài 1: Người trồng mía chưa có niềm vui trọn vẹn
15:12' - 31/03/2025
Tình trạng giá cả bấp bênh và thu nhập giảm sút khiến cho người trồng mía không còn “mặn mà” với cây mía. Nhiều nông hộ đã bỏ mía để chuyển sang trồng các loại cây khác
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ người trồng mía thêm gắn bó với nghề
17:24' - 24/03/2025
Với giá đường tăng và giá mía nguyên liệu liên tục tăng, các nhà máy chế biến đường tại Nghệ An đang thực hiện nhiều chính sách giúp người trồng có lãi tốt, yên tâm đầu tư vùng nguyên liệu.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đường mía xuất xứ từ Thái Lan
22:29' - 19/03/2025
Cục Phòng vệ thương mại vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09' - 03/07/2025
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26' - 03/07/2025
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17' - 03/07/2025
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm