Gỗ dán Việt Nam đối mặt với rủi ro thương mại
Xuất khẩu gỗ dán Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng tốt bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đây là thông tin được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cung cấp tại “Hội nghị thúc đẩy giao thương gỗ dán và MDF Việt Nam cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID-19” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 6/7.
Tuy nhiên, mặt hàng này cũng đối mặt với nhiều cáo buộc bán phá giá và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại từ hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, gỗ dán là nguyên liệu tạo nên nhiều sản phẩm nội thất khác nhau.
Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế nội thất gỗ phổ biến ở nhiều quốc gia đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp gỗ dán Việt Nam phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong thời gian ngắn cũng là nguyên nhân khiến gỗ dán đối mặt với nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại.
Rủi ro đối với mặt hàng gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ mà một số cơ quan chức năng và hiệp hội gỗ cảnh báo trước đó đã trở thành hiện thực.
Ngày 9/6/2020 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức đưa ra quyết định điều tra ngành gỗ dán của Việt Nam.
Quyết định này được đưa ra dựa trên cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Hoa Kỳ; trong đó, cho rằng một số công ty xuất gỗ dán từ Việt Nam đã vi phạm điều luật về chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ.
Cụ thể, Liên minh này cáo buộc một số công ty nhập khẩu gỗ dán có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép và mặc dù chưa đáp ứng được điều kiện xuất xứ và nhãn mác của Việt Nam, các công ty này xin chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng của Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm này dưới nhãn mác của Việt Nam.
Quá trình điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ diễn ra trong vòng 300 ngày, bắt đầu kể từ ngày khởi xướng điều tra.
Trong thời gian điều tra, Chính phủ Hoa Kỳ có thể đưa ra các mức thuế tạm thời áp dụng đối với mặt hàng này của Việt Nam xuất vào Hoa Kỳ.
Dựa trên kết luận điều tra chính thức, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ quyết định có áp thuế chính thức hay không, và nếu có mức thuế này sẽ là bao nhiêu và áp dụng cho những nhóm đối tượng doanh nghiệp nào xuất khẩu từ Việt Nam.
Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia duy nhất đang điều tra về mặt hàng gỗ dán của Việt Nam. Cuối năm 2019 Ủy ban Thương mại của Hàn Quốc (KTC) cũng đã chính thức ra quyết định điều tra đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Quyết định điều tra được đưa ra dựa trên cáo buộc 6 công ty từ Việt Nam xuất khẩu gỗ dán vào Hàn Quốc đã vi phạm quy định về chống bán phá giá.
Ngày 24/4/2020, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc công bố kết quả điều tra sơ bộ, theo đó mức thuế tạm thời được áp dụng đối với tất cả các sản gỗ dán từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ ở mức 9,18 – 10,56% (tuy nhiên 6 công ty nằm trong diện điều tra có mức thuế cao hơn). Mức thuế tạm thời được áp dụng từ 29/5 tới 28/9/2020, khi Hàn Quốc đưa ra kết luận cuối cùng.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, xu hướng rủi ro trong các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.
Chưa dừng lại ở đó, cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc còn khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam rơi vào tầm ngắm của hoạt động chuyển tải hàng hóa và điều tra lẩn tránh thuế.
Theo ông Ngô Sỹ Hoài, nếu không chứng minh được nguồn gốc gỗ dán xuất khẩu vào Hoa Kỳ, gỗ dán Việt Nam có thể phải đối mặt với mức thuế chống lẩn tránh tương đương với mức thuế mà Hoa Kỳ đang áp lên gỗ dán của Trung Quốc là hơn 200% và kéo theo rủi ro tương tự cho các sản phẩm được làm từ gỗ dán như tủ bếp.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đang là thị trường tiêu thụ gỗ dán và tủ bếp lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khẩu hơn 20 tỷ USD.
Ông Trịnh Xuân Dương, Chủ tịch Chi hội Gỗ dán thông tin, việc gỗ dán Việt Nam bị Hàn Quốc cáo buộc bán phá giá có thể do nhận định sai về chủng loại và giá thành.
Cụ thể mặt hàng gỗ dán Việt Nam xuất vào Hàn Quốc có giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm sản xuất tại Hàn Quốc bởi hàng Việt Nam ở phân khúc thấp hơn.
Trong khi đó, gỗ dán Việt Nam bị Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại xuất phát từ việc chênh lệch thuế suất mà Hoa Kỳ áp lên hàng hóa Trung Quốc và Việt Nam quá lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần kết nối thông qua hiệp hội, cục phòng vệ thương mại để phản đối quyết định khởi xướng điều tra và chuẩn bị thông tin, dữ liệu để sẵn sàng ứng phó.
Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch HĐQT công ty Kiến trúc và Nội thất Nano cho rằng, hiệp hội gỗ các địa phương phải rà soát lại hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên để phát hiện các điểm bất thường giữa năng lực sản xuất và sản lượng xuất khẩu.
Nếu phát hiện có gian lận, chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc phải công bố thông tin rộng rãi, đề nghị cơ quan chức năng có chế tài xử lý nghiêm.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng đồng tình với việc phải minh bạch thông tin về năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp, ngành hàng bởi cuộc cạnh tranh vào các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ đang rất gay gắt.
Chỉ cần một vài doanh nghiệp làm ăn bất chính, tiếp tay cho doanh nghiệp Trung Quốc để hưởng lợi trước mắt có thể khiến cả ngành hàng chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phải trả giá rất đắt và rời bỏ thị trường nhiều dư địa phát triển./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều điều kiện kinh doanh vẫn làm khó doanh nghiệp
19:18' - 26/06/2020
Trong danh mục 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư thì có tới 20 ngành có thể loại bỏ khỏi danh sách do không có tác động đáng kể đến lợi ích công cộng.
-
Thời sự
Rà soát các điều kiện kinh doanh chồng chéo
12:25' - 24/06/2020
Sẽ khó có thể đảm bảo cải thiện môi trường kinh doanh khi các điều kiện kinh doanh còn "trói" chân doanh nghiệp, can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp
-
DN cần biết
Lốp xe Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá
10:32' - 24/06/2020
Bộ Thương mại Mỹ đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá với lốp xe nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hà Nội có 57 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
18:09' - 07/02/2023
UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Công Thương Hà Nội về việc đề nghị phê duyệt danh mục địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
-
DN cần biết
Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử
15:17' - 07/02/2023
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến, do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi đăng nhập hệ thống.
-
DN cần biết
Google sẽ ra mắt hộp trò chuyện có tên Bard
14:04' - 07/02/2023
Công ty công nghệ Google ngày 6/2 cho biết sẽ ra mắt hộp trò chuyện có tên Bard, sau khi Microsoft thông báo đầu tư hàng tỷ USD vào công ty phát triển ứng dụng ngôn ngữ ChatGPT.
-
DN cần biết
Bản lĩnh đối đầu để vượt khó
18:17' - 06/02/2023
Không ngoài dự báo, từ tháng đầu tiên của năm 2023, tình hình sản xuất của số đông doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh.
-
DN cần biết
Nghệ An thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp
13:02' - 06/02/2023
Nghệ An đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án khu, cụm công nghiệp để tạo động lực thu hút các dự án công nghiệp vào đầu tư, sản xuất.
-
DN cần biết
Nhà máy lọc dầu Olmeca của Pemex sẽ đạt 50% công suất vào tháng 7/2023
10:53' - 06/02/2023
Tổng thống Mexico, Andres Manuel Lopez Obrador, vừa cho biết, nhà máy lọc dầu Olmeca mới nhất của Tập đoàn dầu khí quốc gia Pemex sẽ đạt một nửa công suất chế biến dầu thô vào tháng 7/2023.
-
DN cần biết
Trải nghiệm, khám phá du lịch văn hóa, tâm linh và chăm sóc sức khỏe
19:15' - 05/02/2023
Du khách đang ngày càng quan tâm và ưu tiên kết hợp chăm sóc sức khỏe trong mỗi chuyến du lịch, đặc biệt sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.
-
DN cần biết
Cơ hội cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu sang Nga
18:50' - 05/02/2023
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên bang Nga hiện đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác với các nước thân thiện; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Các công ty toàn cầu tìm cách thâm nhập thị trường Trung Quốc
18:11' - 05/02/2023
Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc từng bước phục hồi sau đại dịch COVID-19, các công ty toàn cầu đang chú ý đến Triển lãm Sản phẩm Tiêu dùng Quốc tế Trung Quốc (CICPE) sắp tổ chức vào tháng 4 tới.