Gỡ điểm nghẽn về hệ thống kết nối giao thông ở Bình Phước
Với lợi thế của "người đi sau", các chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này giúp Bình Phước có thể tận dụng tối đa thị trường, kinh nghiệm phát triển và các nguồn lực khác như cảng trung chuyển quốc tế, các tuyến giao thông kết nối, lực lượng doanh nghiệp, để có thể tăng tốc phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
Trung tâm kết nối
Tỉnh Bình Phước cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 100 km. Bình Phước có hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi, kết nối với Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ thông qua Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường ĐT 741 đã được đầu tư hoàn chỉnh với quy mô từ 6 đến 8 làn xe rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, tỉnh Bình Phước 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích 380 ha; trong đó, có 11 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động.Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho Bình Phước mở rộng 3 khu công nghiệp. Dự kiến đến năm 2030, Bình Phước sẽ tiếp tục quy hoạch mới và mở rộng một số khu công nghiệp với diện tích khoảng 9.300 ha.
Bên cạnh, Bình Phước có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, giáp với Vương quốc Campuchia, giao thông thuận lợi kết nối với Lào và Thái Lan với tổng diện tích trên 28.300 ha; trong đó, trên 3.500 ha khu trung tâm đã đưa vào hoạt động. Đánh giá về vai trò và tiềm năng phát triển của Bình Phước trong thời gian tới, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng Bình Phước là trung tâm kết nối Tây Nguyên – Tây Nam Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có cảng trung chuyển quốc tế hàng không và hàng hải; trong đó Tp. Hồ Chí Minh là hạt nhân, đầu tàu.Bình Phước nằm trên hành lang Đông – Tây kết nối vùng Tây Bắc ASEAN có tiềm năng phát triển rất lớn.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, hiện nay khi các hoạt động kinh tế vùng Tp. Hồ Chí Minh đang được lan tỏa và mở rộng, cơ hội bắt đầu lan đến các địa phương có kết nối xa hơn. Bình Phước, nơi cửa ngõ kết nối trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Tây Nguyên bắt đầu có những điều kiện phát triển, các cơ hội đã rõ ràng hơn. Tiến sĩ Trần Du Lịch - nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng để Bình Phước có thể “cất cánh”, thì vấn đề liên kết vùng chính là phương án tạo sự cộng hưởng cho phát triển của toàn vùng. Liên kết để phát triển trục kết nối giao thông Bình Phước – Bình Dương – Tp. Hồ Chí Minh đi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải; trục Đắc Nông – Bình Phước – Bình Dương – Đồng Nai – Tp. Hồ Chí Minh; tuyến Bà Rịa – Vũng Tàu – Tp. Hồ Chí Minh – Bình Phước – Campuchia – Thái Lan – Myanmar… Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, trước mắt Bình Phước cần nghiên cứu hệ thống giao thông kết nối với đường vành đai 3 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vấn đề khó và cần phải có sự hỗ trợ của Bình Dương. Một khi đường vành đai 3 hình hình thành thì sẽ khai thông khai thông về lĩnh vực logistics cho cả Bình Dương và Bình Phước khi kết nối với hệ thống cảng biển và cảng hàng không của vùng. Gỡ “điểm nghẽn”Tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước vừa qua về thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cho rằng thời gian tới Bình Phước cần tiếp tục phát triển công nghiệp, tạo thành hành lang công nghiệp cho cả khu vực.
Tỉnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, xem đây là ưu tiên hàng đầu; quy hoạch lại công nghiệp trên tuyến giao thông kết nối, làm bệ đỡ về dịch vụ cho vùng và Tp. Hồ Chí Minh.
Báo cáo về phương án kết nối tuyến đường nối Bình Phước và Đồng Nai mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng Bình Phước là địa bàn chiến lược quan trọng, kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia.Bình Phước đất rộng, người thưa, có nhiều dư địa, tiềm năng phát triển, nhất là phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, năng lượng nhưng còn khó khăn, thách thức trong đó có kết nối hạ tầng giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tuyến kết nối thành phố Đồng Xoài, Bình Phước với đường vành 4 – Tp. Hồ Chí Minh để kết nối toàn vùng. Với hướng tuyến này giúp kết nối thuận tiện, về lâu dài thời gian di chuyển nhanh do tận dụng đường vành đai 4, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, mạng lưới giao thông kết nối giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh vùng Tây Nguyên với Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã được quy hoạch và sẽ được nghiên cứu đầu tư xây dựng trong thời gian tới, bao gồm: đường vành đai 4 – Tp. Hồ Chí Minh, cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Chơn Thành, đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Dĩ An – Lộc Ninh.Sau khi các tuyến đường cao tốc được đầu tư cùng với hệ thống các tuyến đường quốc lộ, đường địa phương đã và đang được đầu tư, khai thác sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải khu vực.
Kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước hồi tháng 3/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Bình Phước là địa bàn chiến lược quan trọng, kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia, hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, hiện đại, nhất là phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, năng lượng sạch. Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Phước cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của tỉnh trong sự phát triển chung của vùng, không chỉ với vùng Đông Nam Bộ mà còn kết nối với vùng Tây Nguyên, cửa ngõ cho các địa phương Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh - cực tăng trưởng lớn của đất nước; phấn đấu sớm đưa Bình Phước trở thành một động lực phát triển quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh cần cụ thể hóa chỉ đạo 3 định hướng lớn; trong đó có giải pháp, kế hoạch thu hút tận dụng các nguồn lực cho phát triển và tập trung nguồn lực cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, chú trọng hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp... đảm bảo hiện đại, bền vững, hiệu quả, phát triển xanh. Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, hiện nay “điểm nghẽn” lớn khiến Bình Phước chưa hấp dẫn các nhà đầu tư đó là hệ thống giao thông kết nối với cảng biển và cảng hàng không quốc tế. Tuy nhiên với lợi thế về quỹ đất công nghiệp và thế mạnh về nông nghiệp, cùng với việc nếu giải quyết tốt hơn về thể chế, nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh địa phương thì Bình Phước sẽ tạo được hấp lực cần thiết để thu hút đầu tư./.>>>UBND tỉnh Bình Phước được giao thực hiện Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không xây đựng đường Bình Phước – Đồng Nai qua cầu Mã Đà
21:33' - 07/07/2022
Ngày 7/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn đã ký công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước xuất siêu gần 700 triệu USD
16:05' - 29/06/2022
Theo UBND tỉnh Bình Phước, xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn đạt 1,953 tỷ USD, tăng 23,26% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 50,74% so với kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,260 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Tp. Hồ Chí Minh “đốc” doanh nghiệp xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng
22:05' - 04/12/2024
Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lưu ý việc áp dụng giải pháp kết nối dữ liệu tự động từ cột đo xăng dầu để phát hành hóa đơn điện tử
-
DN cần biết
Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại
16:42' - 04/12/2024
Đảng và Nhà nước luôn xác định việc phát triển hệ thống bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Việt Nam nhiều cơ hội trong xuất khẩu hàng hóa xanh
13:19' - 04/12/2024
Phát triển bền vững trở thành xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia; trong đó, phát triển bền vững về kinh tế là tiền đề để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
08:05' - 03/12/2024
Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt – Trung
21:55' - 02/12/2024
Tối 2/12, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024).
-
DN cần biết
Việt Nam có thể dẫn đầu Đông Nam Á về thương mại điện tử
17:30' - 02/12/2024
IMARC ngày 1/12 cho biết, Việt Nam có tiềm năng trở thành cường quốc thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á, khi ngành này đang có sự tăng trưởng mạnh và góp phần thúc đẩy chuyển đổi kinh tế quốc gia.
-
DN cần biết
Nhật Bản công bố tiêu chuẩn xanh mới về phát triển đô thị
14:29' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cho biết sẽ thiết lập một cơ chế đánh giá các nỗ lực của khu vực tư nhân trong việc cải tạo không gian xanh theo 3 giai đoạn.
-
DN cần biết
Phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
13:51' - 02/12/2024
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 là nội dung quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện giải pháp trọng tâm giúp khai thác tối đa thị trường nội địa và duy trì tăng trưởng.
-
DN cần biết
Gia nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI - Tăng hiệu quả tận dụng CPTPP
13:49' - 02/12/2024
Việc kết hợp với doanh nghiệp FDI để hình thành nên chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh nhanh hơn và rút ngắn thời gian hội nhập quốc tế tốt hơn.