Gỡ khó cho các hãng hàng không Việt Nam
Chiều ngày 17/5, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam” tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết, 4 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng ngành hàng không Việt Nam đạt gần 25%, đứng thứ tư khu vực Đông Nam Á. Việc phát triển quá "nóng" của lĩnh vực này đã tạo ra áp lực và những khó khăn nhất định đối với các hãng hàng không nội địa và các doanh nghiệp liên quan.
Theo Cục trưởng Lại Xuân Thanh, vướng mắc lớn nhất của ngành hàng không Việt Nam tập trung chủ yếu vào vấn đề kết cấu hạ tầng của các cảng hàng không, đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất. Người đứng đầu ngành hàng không phân tích: “Tổng công suất thiết kế các Cảng hàng không của Việt Nam chỉ đạt mức xấp xỉ 75 triệu hành khách/năm thông quan. Chỉ tính riêng bốn tháng đầu năm 2016, con số hành khách thông quan đã lên đến 63 triệu người. Điều này cho thấy sức ép lên kết cấu hạ tầng hàng không Việt Nam là rất lớn".
Cũng theo Cục trưởng Lại Xuân Thanh, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động trình lên Bộ Giao thông vận tải, xây dựng nhiều giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không, đảm bảo an toàn bay và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các hãng hàng không hoạt động.
Tuy nhiên, Cục trưởng thừa nhận, khó khăn chính xuất phát từ sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất – Cảng hàng không có lượng thông quan chiếm tới 50% công suất của toàn ngành. “Bộ Giao thông Vận tải đã có kế hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, nâng công suất của sân bay này lên 40 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng nóng như hiện nay, con số này vẫn còn quá khiêm tốn”, ông Thanh nói.
Chia sẻ ý kiến, Phó giám đốc Ban Khai thác Cảng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Vũ Phạm Nguyên An cho biết, trong suốt các năm vừa qua, ACV đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng phát triển hạ tầng sân bay. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không nội địa.
Theo ông An, là đơn vị quản lý và vận hành toàn bộ 21 Cụm Cảng hàng không Việt Nam, ngoài trừ ba cảng hàng không chính là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, hầu hết các cảng hàng không khác đều đang chịu lỗ.
Trong khi đó, ACV vẫn phải đảm bảo toàn bộ chi phí vận hành của các cảng này theo đúng tiêu chuẩn an ninh, an toàn bay tương đương các cảng hàng không chính. Điều này tạo ra những khó khăn về vốn cho ACV trong quá trình hoạt động.
Cũng theo ông An, việc một số hãng hàng không đề nghị tăng thời gian vận hành của các sân bay tới 21h hàng ngày là không cần thiết. Do một số sân bay tần suất sử dụng thấp, vận hành không quá 5 chuyến/ngày, nếu mở cửa sân bay với thời gian dài, với mục đích làm sân bay dự bị cho các hãng hàng không sẽ làm tăng chi phí vận hành của sân bay, gây lãng phí.
Liên quan tới Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ông An cho rằng, hiện Tân Sơn Nhất đang phải hoạt động gấp hai lần công suất hiện có. Thay vì tập trung toàn bộ hoạt động khai thác dựa trên các sân bay chính, ông An kiến nghị các hãng hàng không nên phân bố hợp lý các điểm đỗ, sử dụng các sân bay phụ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất, nhằm giảm tải cho sân bay này đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của các sân bay lẻ.
Tại Hội nghị, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Dương Trí Thành cho rằng, việc thiếu hụt trang thiết bị hạ tầng giao thông đang cản trở sự phát triển của các hãng hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng. Ông Thành khẳng định: “Sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cam Ranh đang bị vượt quá giới hạn khai thác về nhà ga hành khách và tình trạng điều phối slot luôn ở mức giới hạn tối đa, ảnh hưởng đến khả năng khai thác của Vietnam Airlines”.
Bên cạnh đó, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cũng kiến nghị Cục Hàng không Việt Nam xem xét và giữ nguyên hiện trạng phân bổ chỗ đỗ tàu bay cho các hãng, không lấy chỗ đậu máy bay hiện hữu của hàng hàng không này chuyển giao cho hãng hàng không khác, nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích và cạnh tranh lành mạnh.
Đại diện Hãng hàng không tư nhân Vietjet Phó Tổng giám đốc Lương Thế Phúc kiến nghị, vẫn còn nhiều rào cản và vướng mắc trong cơ chế độc quyền tự nhiên. Theo ông Phúc cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan như: Cảng vụ, Sân bay, Hải quan, An ninh, các hãng hàng không... để mang lại hiệu quả khai thác tối đa. ‘Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác của Vietjet đều phải thuê sử dụng và phụ thuộc vào phương tiện của các đơn vị khác”, ông Phúc nói.
Theo ông Phúc, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam cần tạo điều kiện cho các hãng hàng không được tham gia đầu tư trong việc xây dựng Quy hoạch phát triển hạ tầng sân bay, nhà ga, đồng thời tham gia phối hợp trong các chương trình nâng cao năng lực quản lý bay./.
Tin liên quan
-
Tin ảnh
Khai trương Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
14:46' - 12/05/2016
Lễ khai trương Cảng hàng không quốc tế mới Cát Bi, Hải Phòng
-
Phân tích doanh nghiệp
Cảng hàng không Cát Bi sẽ tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ ngày 11/5
16:32' - 06/05/2016
Cảng Hàng không Cát Bi sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế lớn thứ hai tại khu vực miền Bắc và chính thức tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ 00h01' ngày 11/5/2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam đứng top đầu các nước ASEAN chuộng di chuyển bằng đường hàng không
10:54' - 25/04/2016
FT Confidential Research: Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong khu vực nội khối ASEAN của người Việt Nam tăng cao chưa từng có.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.