Gỡ khó giải phóng mặt bằng trong xây lưới truyền tải điện
Đường dây truyền tải điện. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Giải tỏa công suất cho các dự án điện gió, điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đang là nhu cầu vô cùng cấp bách. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua cũng đã nỗ lực trong việc xây hệ thống lưới điện truyền tải để giải tỏa. Song tới nay, công việc này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa thể đồng bộ tiến độ.
* Vướng trong giải phóng mặt bằng
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, để triển khai một dự án điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng, trong khi để thực hiện một dự án lưới điện truyền tải 220 kV, 500 kV mất khoảng 3-5 năm.
Sự phát triển nóng của các nhà máy điện mặt trời đã dẫn tới tình trạng đa số các đường dây, Trạm biến áp từ 110-500 kV trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều quá tải.
Trong khi đó, các dự án lưới điện nhằm giải tỏa công suất cho các nhà máy điện mặt trời lại gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Ông Tô Văn Dần, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư, Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT) cho hay, để giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận giai đoạn 2020-2021, Tổng công ty triển khai 12 dự án đường dây/Trạm biến áp 220 kV – 500 kV; trong đó 6 dự án đang triển khai đã nằm trong quy hoạch và 6 dự án hiện chưa có quy hoạch.
Cũng theo ông Tô Văn Dần, 2 dự án ở giai đoạn thi công đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, dự án Trạm biến áp 220 kV Phan Rí dù đã có nhà thầu xây lắp từ tháng 12/2018, nhưng đến nay vẫn chưa thi công được do khặp khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tính đến 20/6/2019, mới vận động bàn giao được 4.508 m2/39.619,2 m2 mặt bằng.
Dự án đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm, theo kế hoạch sẽ đóng điện vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, hiện đang gặp vướng mắc ở 55 vị trí móng qua rừng tự nhiên, phải phải báo cáo Thủ tướng có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Tương tự EVNNPT, giải phóng mặt bằng cũng là một thách thức của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) khi triển khai các dự án giải tỏa công suất năng lượng tái tạo, điển hình như Dự án 110 kV Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né; thay dây dẫn đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong...
Ông Lâm Xuân Tuấn, Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho hay, bên cạnh giải phóng mặt bằng thì lựa chọn nhà thầu ở thời điểm này cũng là một thách thức, do hàng loạt dự án nguồn năng lượng tái tạo đang triển khai đã thu hút gần như toàn bộ nhân lực của các nhà thầu xây lắp.
Một khó khăn nữa của EVNSPC là chưa thỏa thuận được với các chủ đầu tư nhà máy đã phát điện cắt điện vào ban ngày, nên chỉ thi công được vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau).Việc thi công vào ban đêm vừa mất an toàn, vừa không đạt hiệu quả như mong đợi.
Dù EVNSPC đã yêu cầu các đơn vị thi công bố trí tối đa lực lượng, những mỗi đêm cũng chỉ triển khai được khoảng 2km.
* Quyết để gỡ khó
Tính cuối tháng 6/2019, tổng công suất điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã lên tới 2.027 MW (chiếm gần 50% tổng công suất năng lượng tái tạo của cả nước). Dự kiến, đến tháng 12/2020, con số này sẽ tăng lên 4.240 MW.
Trong khi nguồn công suất tại chỗ rất lớn thì nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận và Bình Thuận lại rất nhỏ (tỉnh Ninh Thuận chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW).
Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa công suất năng lượng tái tạo là đặc biệt cấp bách. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy điện phát hết công suất, vừa giúp EVN huy động hiệu quả nguồn năng lượng này để bổ sung vào hệ thống.
Thời gian qua, EVNNPT và EVNSPC đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, các địa phương, tập trung nguồn nhân lực, bám sát các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ các dự án, đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư cũng như ngành điện rất cần sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền trong việc đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, thẩm định các dự án, các thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm...Từ đó, rút ngắn thời gian thỏa thuận hướng tuyến, vị trí, phê hoạch kế hoạch sử dụng đất…
Đặc biệt, chính quyền các địa phương cần xem xét, chỉ đạo các sở, ban ngành quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các địa phương cũng cần linh động trong việc hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bàn giao mặt bằng trước để nhà thầu thi công, song song với thực hiện các thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN khẳng định, EVN xác định việc giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị EVNNPT, EVNSPC đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện. Đồng thời, lãnh đạo EVN cũng đã làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho các dự án.
“Tuy nhiên, để triển khai nhanh nhất các dự án, EVN rất cần sự chung tay, chia sẻ của chính quyền các địa phương, các chủ đầu tư”, ông Trần Đình Nhân cho hay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh về phát triển điện mặt trời
19:07' - 12/07/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra thông tin báo chí nêu về vấn đề phát triển điện mặt trời.
-
DN cần biết
Điều kiện cần và đủ để phát triển dự án điện gió
08:02' - 04/07/2019
Hợp đồng mua bán điện đối với điện gió của Việt Nam vẫn chưa được chuẩn hóa nên tạo ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp đầu tư.
-
Chuyển động DN
Một loạt nhà máy điện năng lượng mặt trời hòa lưới điện quốc gia
17:53' - 24/06/2019
Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhiều nhà máy điện năng lượng mặt trời phía Nam đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia, cung cấp nguồn cung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào phát triển hệ thống truyền tải điện Việt Nam?
17:45' - 30/05/2019
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cùng với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm về giải pháp và cơ hội phát triển hệ thống truyền tải điện Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Trump International
18:50' - 21/05/2025
Công ty Hưng Yên – thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới”
17:15' - 21/05/2025
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới” và duy trì đà tăng trưởng nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao.
-
Doanh nghiệp
Xử lý vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII
14:57' - 21/05/2025
Ninh Thuận có 22 dự án năng lượng tái tạo nhưng việc thực hiện các dự án cũng như quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số: "Đòn bẩy" để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng sức cạnh tranh
10:11' - 21/05/2025
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được các tập đoàn lớn của thế giới tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc bị kiện vì liên quan đến vụ tấn công mạng
09:09' - 21/05/2025
Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với các giám đốc điều hành của SK Telecom – nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng gây rò rỉ thông tin khách hàng hồi tháng trước.
-
Doanh nghiệp
Viettel trúng đấu giá băng tần 700 MHz tốc độ cao
21:38' - 20/05/2025
Ngày 20/5, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT. Theo đó, Viettel đã trúng đấu giá băng tần "kim cương" này.
-
Doanh nghiệp
Diễn biến mới trong thương vụ Nippon Steel - U.S. Steel
14:49' - 20/05/2025
Nippon Steel có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào hoạt động của U.S. Steel, trong đó có khoản đầu tư lên đến 4 tỷ USD vào một nhà máy thép mới.
-
Doanh nghiệp
Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:58' - 20/05/2025
Với đường biên giới dài hơn 333 km, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và nhiều cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ, doanh nghiệp hai nước có cơ hội mở rộng không gian hợp tác xuất nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Minh bạch thị trường xăng dầu nhờ chuyển đổi số
08:19' - 20/05/2025
Petrolimex đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số toàn diện để hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong kỷ nguyên số.