Gỡ nút thắt lao động giữa đại dịch COVID-19: Bài 1 - Lối thoát cuối con đường
Dịch COVID-19 chưa biết đến thời điểm nào kết thúc khi những diễn biến xảy ra ngày càng phức tạp.
Nhiều lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội lâm vào cảnh lao đao vì nghỉ việc không lương, giảm sút thu nhập.
Hầu hết trong số đó buộc phải "thắt lưng, buộc bụng", cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đồng thời tìm kiếm công việc mới để mưu sinh.
Trong bối cảnh khó khăn đó, không ít người lao động đã chủ động "tự cứu mình" để đảm bảo ổn định kinh tế gia đình và duy trì thói quen lao động, làm việc hàng ngày.
Bài 1: Lối thoát ở cuối con đường
Đại dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống, việc làm của hàng trăm nghìn người lao động và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động phi chính thức trên địa bàn Thủ đô.
Ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất là khối doanh nghiệp ngành dịch vụ, du lịch, dệt may, giầy da và đội ngũ giáo viên, nhân viên, người lao động các trường tư thục, cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tháng 2/2020, dựa trên báo cáo của 22/63 tỉnh, thành phố, có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Còn theo thống kê của các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội, có 1.298 doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 với trên 34.000 người lao động mất việc làm, thiếu việc làm.
Một số doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động. Cắt giảm thu nhập đối với người lao động là việc "cực chẳng đã" với các doanh nghiệp khi phải chống chọi với tác động tiêu cực từ dịch COVID-19.
Cùng với các doanh nghiệp, trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng có 520 trường tư thục, cơ sở giáo dục ngoài công lập bị ảnh hưởng, phải ngừng hoạt động vì dịch bệnh, với gần 40.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động mất việc làm, thiếu việc làm.
Ngoài ra, Hà Nội còn có 2.668 trường mầm non, nhóm trẻ tư thục đăng ký hoạt động với hàng chục nghìn giáo viên, người lao động phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Đời sống, việc làm của những cán bộ, giáo viên, người lao động ở khu vực này hiện gặp nhiều khó khăn. Nhiều người lao động phải về quê, một số khác đang tìm công việc mới.
Thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết, kể từ Tết Nguyên Đán 2020 tới nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 10.000 lao động đã khai báo hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Nơi tiếp nhận thủ tục xin chi trả bảo hiểm thất nghiệp vốn chẳng phải nơi mà người ta muốn tới, nhưng hiện nay lại là điểm đến "cứu cánh" gần nhất cho những người mất việc.
Số người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội đã có chiều hướng gia tăng thời gian gần đây và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất của một số doanh nghiệp đã cạn dần, cùng với chính sách siết chặt quản lý xuất nhập cảnh và thông thương hàng hóa để phòng chống dịch của một số nước trung tâm dịch.
Do đó, người lao động ở những đơn vị này sẽ bị mất hoặc thiếu việc làm, đặc biệt là khối ngành dệt may, giày da, lắp ráp điện tử.
Đây là lĩnh vực sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước châu Âu…
Cuộc sống của gia đình bị đảo lộn bởi đại dịch COVID-19, nhiều ngày qua, chị Nguyễn Thanh Trúc, giáo viên một trường mẫu giáo tư thục ở quận Hai Bà Trưng buộc phải tạm xa công việc của cô nuôi dạy trẻ, để tất bật với việc làm mới: Bán cháo sườn online.
Cô gái Hà Nội gốc, thành thạo nữ công gia chánh, có năng khiếu nấu ăn từ nhỏ, những món ăn chị nấu luôn được đông đảo bạn bè, gia đình khen ngợi.
Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trường học đóng cửa, học sinh nghỉ dài, hai đứa con nhỏ của chị cũng phải nghỉ học ở nhà, công việc thích hợp nhất với chị Trúc lúc này là ở nhà nấu cháo và bán hàng qua mạng.
Chị Trúc tâm sự, ban đầu chị tưởng chỉ một vài ngày, vài tuần, nhưng rồi tháng này qua tháng khác, việc phải nghỉ làm chưa có thời hạn khiến hai vợ chồng chị vô cùng lo lắng.
Mới đầu, chị Trúc thử đi phụ việc kinh doanh vàng bạc cho một người bạn, nhưng cửa hàng cũng vắng khách, rồi phải đóng cửa, việc chính nghỉ, việc phụ cũng không có cơ hội làm.
"Cái khó ló cái khôn", 3 tuần nay, từ ngày mở quầy cháo sườn online, đúng nhu cầu phụ huynh có con nhỏ nghỉ học ở nhà, ngại dịch không ra đường ăn, món cháo của chị bán chạy từ sáng đến tối.
Chồng chị khi rảnh vẫn phụ vợ ship đồ cho khách. Những ngày đầu, lượng khách ít, chị Trúc vừa bán vừa để cả nhà cùng ăn do cháo của nhà nấu nên đảm bảo chất lượng.
Sau vài tuần khách hàng đã quen, ăn thấy ngon và giá cả hợp lý nên đặt hàng thường xuyên.
Giờ mỗi ngày, quầy cháo online cũng đem lại thu nhập khoảng 300 ngàn đồng. Với thu nhập kiếm thêm hiện nay, hai vợ chồng chị có thể chi tiêu đủ cho gia đình qua mùa dịch.
Cũng do dịch bệnh, chị Minh Hà, giáo viên tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ có uy tín ở quận Thanh Xuân không thể đến lớp.
Thời gian đầu, nghĩ dịch qua nhanh, chị chỉ ở nhà chăm con, cơm nước hàng ngày. Nhưng "đi ra, đi vào" mãi cũng chán, chị lập kế hoạch dạy học trực tuyến, vừa để có nguồn thu vừa kiếm việc làm trong lúc rảnh rỗi.
Kế hoạch của chị Hà nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học viên và phụ huynh với nhu cầu dạy chữ cho con em phải nghỉ học do dịch COVID-19. Sau 3 tuần triển khai, chỉ với một ứng dụng video chat trực tuyến rất phổ thông, mỗi lớp học online tùy theo yêu cầu của học viên, có lớp 1 thầy, 1 trò, có lớp 4 - 5 học viên học cùng lúc, chị Minh Hà ngày nào cũng có lịch lên lớp online, không khác thời điểm trước khi tạm nghỉ việc.
Tình thế không phải là "hết thuốc chữa". Trước khó khăn, người lao động lại tìm thấy những lối ra để duy trì kinh tế gia đình, ổn định đời sống.
Mong đợi dịch COVID-19 chóng qua, sinh hoạt và đời sống ổn định trở lại, song trong thời điểm này, mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động cần nỗ lực tìm hướng đi mới, có tính đến phương án lâu dài để tự lo cho bản thân và gia đình. Đây cũng là lúc cần có sự vào cuộc tích cực của tổ chức Công đoàn Thủ đô./.
Bài 2: Chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (TTXVN 22/3)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên kịch bản cung ứng hàng hoá khi cả 30 quận, huyện đều có khu cách ly
20:07' - 21/03/2020
Chiều ngày 21/3, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã làm việc với Sở Công Thương Hà Nội cùng các doanh nghiệp về việc chuẩn bị hàng hóa ứng phó với dịch COVID-19 tại thành phố Hà Nội.
-
Thời sự
Chủ tịch UBND Hà Nội: Cho phép các quận mua vật tư y tế không qua đấu thầu
14:58' - 21/03/2020
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận và ngành chức năng cần tập trung triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với mức độ cao hơn.
-
Thời sự
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Các địa phương cần có nhiều phương án phòng chống dịch COVID-19
15:21' - 19/03/2020
Phát biểu tại buổi làm việc với huyện Chương Mỹ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng các phương án ứng phó dịch COVID-19 ở mọi cấp độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Tình hình sức khoẻ cháu bé rơi từ tầng 13 ở Hà Nội
11:24'
Ngày 1/3, liên quan đến vụ việc cháu bé N.P.H rơi từ tầng 13 ở Hà Nội, cháu bé bị gãy tay, chân và đã được các bác sĩ bó bột, điều trị kịp thời. Hiện sức khỏe cháu bé đã dần ổn định.
-
Đời sống
Quả cầu Vàng 2021: "The Crown" liên tiếp đoạt 4 giải thưởng
11:13'
Bộ phim "The Crown" đã liên tiếp đoạt 4 giải thưởng tại lễ trao giải Quả cầu Vàng 2021.
-
Đời sống
An toàn cho trẻ khi ở chung cư, cần lưu ý những gì?
10:48'
Khi sinh sống tại các khu chung cư cao tầng, cha mẹ nên lưu ý một số điều để đảm bảo tính mạng cho con em mình.
-
Đời sống
Mỹ: Khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson cho người từ 18 tuổi
08:20'
Cho tới nay, loại vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson là loại vaccine một liều đầu tiên ở Mỹ.
-
Đời sống
Clip quảng bá du lịch trên Youtube thu hút triệu lượt xem
15:58' - 28/02/2021
Sau gần 2 tuần ra mắt (từ ngày 11/02/2021), clip quảng bá du lịch trên nền tảng số YouTube với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến Văn hóa và Ẩm thực” đã vượt mốc 1 triệu lượt xem.
-
Đời sống
Gợi ý quà 8/3 độc đáo, ý nghĩa với 300 nghìn đồng
09:24' - 28/02/2021
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày ngày quốc tế phụ nữ 8/3, BNEWS xin gợi ý một số món quà độc đáo, ý nghĩa với 300 nghìn đồng.
-
Đời sống
Hà Nội, giao mùa hương Bưởi
18:40' - 27/02/2021
Vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 những con phố Hà Nội lại tràn ngập hương sắc hoa bưởi.
-
Đời sống
Nhiều trường trung học ở Tokyo cấm học sinh nhuộm tóc
08:26' - 27/02/2021
Theo đài truyền hình NHK, gần một nửa số trường trung học ở thủ đô Tokyo yêu cầu học sinh có tóc xoăn hoặc màu tóc không đen phải nộp giấy cam kết màu tóc và chất tóc hoàn toàn tự nhiên.
-
Đời sống
Những chiến binh áo trắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
21:10' - 26/02/2021
Vào những ngày cuối tháng 7/2020, Bệnh viện C Đà Nẵng trở thành tâm điểm của cả nước, bởi đây là nơi phát hiện bệnh nhân dương tính COVID-19 cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch thứ 2.