Hà Nội lên kịch bản cung ứng hàng hoá khi cả 30 quận, huyện đều có khu cách ly
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên cả nước và thành phố Hà Nội, số trường hợp ghi nhận nhiễm COVID-19 ngày càng tăng, với số lượng người cách ly lên tới hàng chục nghìn người do số lượng người bị lây nhiễm tăng mạnh và các du học sinh, người Việt sinh sống ở nước ngoài về nước.
Cùng với đó là nhu cầu các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng sử dụng cao trong mùa dịch sẽ tiếp tục tăng do thời gian dịch bệnh kéo dài.
Tại cuộc họp, Sở Công Thương Hà Nội trình bày các phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố; trong đó, tập trung vào cấp độ 3-4, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân và cho các địa phương có khu vực cách ly. Cụ thể, Sở đã chỉ đạo các nhà cung cấp, các nhà sản xuất đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho các hệ thống phân phối và phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đến nay, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Central Retain (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA mart), hệ thống siêu thị Đức Thành... đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp từ 300-500% so với bình thường đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.Hệ thống Co.op mart tăng lượng hàng hóa dự trữ lên 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng mở thêm các kho tạm để tăng lượng dự trữ phục vụ nhân dân. Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày.
Đặc biệt, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng 4 kịch bản trong mọi tình huống nếu xảy ra dịch bệnh cao nhất vẫn đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân ở khu vực bị cách ly. Theo đó, kịch bản 1 có 1 khu vực cách ly thuộc địa bàn 1 quận, huyện với số người trong khu vực cách ly 200 người và 2.350 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 14 ngày. Hoạt động mua sắm hàng hóa vẫn diễn ra bình thường. Kịch bản 2, có nhiều khu vực cách ly thuộc địa bàn 1 quận, huyện, giả định có 5 khu vực cách ly với số người trong khu vực cách ly 1.000 người và 12.750 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 14 ngày. Hoạt động mua sắm vẫn diễn ra bình thường. Kịch bản 3, trên địa bàn có từ 20 ca nhiễm bệnh trở lên và nhiều khu vực cách ly thuộc địa bàn nhiều quận, huyện. Giả định có 10 khu cách ly với tổng số người trong khu vực cách ly 2.000 người và 127.500 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 14 ngày. Tình hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn đáp ứng đủ song vẫn có thể xảy ra thiếu hàng cục bộ tại môt thời gian ngắn nhất định do số lượng người dân đi mua hàng tăng cao vào một thời điểm. Hàng hóa phải điều tiết mạnh, nhiều lần/ngày trong các hệ thống phân phối trong thành phố. Kịch bản 4, trên địa bàn có hơn 1.000 người nhiễm và 30 quận, huyện đều có khu cách ly. Giả định mỗi quận, huyện có từ 1-5 khu vực bị cách ly với số người trong khu cách ly lên đến 30 nghìn người và 382,5 nghìn người cách ly tại nơi ở trong thời gian 14 ngày.Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly. Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng mạnh trong nhiều ngày, kho dự trữ hàng hóa trong thành phố đã cạn hàng cần phải huy động hàng hóa từ các tỉnh, thành lân cận.
Các doanh nghiệp của Hà Nội cũng có ý kiến, hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp cận được nguồn vốn vay ngắn hạn 3 tháng, trong khi lượng hàng hóa để dự trữ cho dịch cần dự trữ từ 3-6 tháng, nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để dự trữ hàng hóa. UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị với Chính phủ có các chính sách, kế hoạch giãn nợ cho các doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi về lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp, các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng cho các mặt hàng chịu tác động của dịch bệnh để kích cầu tiêu dùng nội địa, nới lỏng các khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn cho các khoản vay... Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách kiềm chế, giảm hoặc không tăng giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp như điện, nước, xăng dầu... Đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin các đầu mối cung ứng nhu yếu phẩm ở các tỉnh cho thành phố Hà Nội để kịp thời kết nối cung cấp hàng hóa cho người dân./.Tin liên quan
-
Thời sự
Chủ tịch UBND Hà Nội: Cho phép các quận mua vật tư y tế không qua đấu thầu
14:58' - 21/03/2020
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận và ngành chức năng cần tập trung triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với mức độ cao hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 1.200 khách quốc tế từ vùng dịch về Hà Nội trong ngày 20/3
14:07' - 20/03/2020
Trong 2.585 khách quốc tế về sân bay Nội Bài ngày 20/3, có khoảng 1.183 khách trên 13 chuyến bay đến từ vùng dịch
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đề xuất cắt giảm 900 lượt xe buýt/ngày
13:58' - 20/03/2020
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội vừa có văn bản báo cáo đề xuất UBND Thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính phương án điều chỉnh cắt giảm 900 lượt xe buýt/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.