Gỡ vướng cơ chế, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp
Tại phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 vào sáng 1/6, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Nhà nước và xã hội cần chia sẻ, chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.
*Thống nhất quy định về vật tư xây dựng liên quan đến phòng cháy, chữa cháy
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cho rằng, hiện nay "sức khỏe" của các doanh nghiệp chưa tốt, một số vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách trong triển khai thực hiện vẫn còn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, dệt may, gỗ là một trong những ngành nghề có thế mạnh về xuất khẩu nhưng đang vật lộn với nhiều khó khăn, thách thức.
Bên cạnh đó, theo thống kê của các cơ quan chức năng, cả nước hiện có 2,7 triệu lao động đang bị doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội từ 1 tháng trở lên. Trong đó, hơn 200 nghìn người bị treo quyền lợi do doanh nghiệp bị phá sản, giải thể hay chủ bỏ trốn.
Thời gian gần đây, số lượng người lao động thất nghiệp do thiếu đơn hàng tăng nhanh, họ có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không được hưởng do không chốt được sổ bảo hiểm.
Một khó khăn nữa được đại biểu nêu là thủ tục đăng kiểm xe cơ giới đang trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và người dân nói chung, nhất là các doanh nghiệp logistics bị ảnh hưởng nặng nề, gần như đứt gãy chuỗi cung ứng khi xe không đủ điều kiện lưu thông.Điều này vô hình chung khiến việc đăng kiểm xe cơ giới không còn là vấn đề kỹ thuật nữa mà trở thành một khoản chi phí phát sinh cho doanh nghiệp, người dân khi việc đăng kiểm kéo dài và mất thời gian.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng tồn đọng hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, công trình nhà xưởng chưa được nghiệm thu để đưa vào hoạt động bởi chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định mới, do chưa có sự đồng bộ trong hướng dẫn thực hiện giữa các ngành chức năng.Trong khi đó, đây là một trong những yêu cầu pháp lý bắt buộc để đối tác nước ngoài xem xét trước khi ký hợp đồng đặt hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động.
Trước những vướng mắc này, đại biểu kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét gia hạn phân loại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào từ nguồn gỗ rừng trồng, tự khai thác của nông dân để doanh nghiệp có thời gian hoàn thành các thủ tục về phân loại theo đúng quy định của pháp luật.Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giải pháp xử lý doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, có chính sách hỗ trợ cho các lao động bị ảnh hưởng...
Để giải quyết bài toán đăng kiểm, đại biểu đề nghị nên tổ chức xã hội hóa ngành đăng kiểm.Theo đó, Chính phủ xem xét phân cấp, ủy quyền cho các hãng ô tô, garage đủ chức năng kỹ thuật thực hiện công tác đăng kiểm, đồng thời có cơ chế hậu kiểm ngẫu nhiên các cơ sở này để đảm bảo công tác đăng kiểm tư nhân được thực hiện nghiêm túc, đúng theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, có chế tài xử lý thật nặng nếu garage nào đăng kiểm mà bỏ qua lỗi kỹ thuật.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng thống nhất trong hướng dẫn quy định cụ thể về vật tư xây dựng liên quan đến phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tế của từng loại hình, lĩnh vực, tính chất, đặc điểm ngành nghề và tránh phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp.*Xem xét ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nguồn nhân lực
Quan tâm đến tình hình doanh nghiệp, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho biết, ở phạm vi toàn cầu, bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 không tươi sáng, chiến tranh, cạnh tranh chiến lược diễn ra gay gắt với quy mô, tính chất ngày càng phức tạp.
Lạm phát cao, tổng cầu giảm, thương mại toàn cầu chậm lại. Các chỉ số kinh tế - xã hội đều thấp hơn năm 2022. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 2,8%; trung bình khoảng 3% trong giai đoạn 5 năm tới. Đây là mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua.
Bên cạnh khó khăn về kinh tế, mất việc làm đang và sẽ diễn ra nhanh chóng trên quy mô toàn cầu. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tăng trưởng việc làm năm 2023 chỉ đạt 1% và dự báo năm 2024 chỉ đạt 1,1%, thấp hơn nhiều so với năm 2022. Cho rằng doanh nghiệp là linh hồn sống của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp đã và luôn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong đại dịch vừa qua, đại biểu nhấn mạnh: Nhà nước và xã hội cần chia sẻ, chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Do đó, đại biểu nhận định cần có những quyết sách quyết liệt hơn, khẩn cấp hơn. Đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm các kỳ họp bất thường để phúc đáp các yêu cầu thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên các giải pháp: Tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác cho doanh nghiệp, người dân.Đại biểu cũng nhất trí việc giảm 2% thuế VAT và kéo dài tới năm 2024, đồng thời kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh phát triển du lịch; cải cách, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp; có phương án giải quyết các vấn đề an sinh xã hội phát sinh...
"Khó khăn của kinh tế toàn cầu là phép thử đối với sự chống chịu của kinh tế trong nước, nhưng cũng là cơ hội để sắp xếp, điều chỉnh chính sách như: chính sách thu hút đầu tư, xác định thế mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm để điều chỉnh giảm thời giờ làm việc, thời giờ làm thêm cho người lao động", đại biểu phân tích. Ngoài ra, theo đại biểu, năm 2022, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân chỉ đạt 4,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 chỉ rõ: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm.
Đại biểu cho rằng, Báo cáo của Chính phủ chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này, do đó đề nghị đánh giá cụ thể hơn nguyên nhân; từ đó đề xuất các giải pháp riêng nhằm đạt chỉ tiêu cho năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với năng suất lao động. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẩn trương ban hành 3 chiến lược: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Chiến lược phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển đội ngũ trí thức cho giai đoạn 2021- 2030.Quốc hội xem xét ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nguồn nhân lực để phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng, một mặt chuẩn bị các điều kiện cần thiết thích ứng với thời kỳ dân số già sẽ xảy ra trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Sớm tháo gỡ khó khăn về thị trường, vốn vay
11:43' - 01/06/2023
Bên lề kỳ họp, phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến của nhiều đại biểu về việc cần sớm tháo gỡ khó khăn về thị trường, vốn vay cho doanh nghiệp để phục hồi và phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Sớm có giải pháp tổng thể để vực dậy nền kinh tế
16:15' - 31/05/2023
Bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu quốc hội nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Doanh nghiệp
Đại biểu Quốc hội kiến nghị thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ
15:14' - 31/05/2023
Sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng được đăng tải công khai thời gian vừa qua, đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Campuchia thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN
20:48' - 30/05/2023
Ngày 30/5, Quốc hội Campuchia đã thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50'
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34'
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29'
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45'
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.