Hàn Quốc có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cảnh báo Hàn Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay, do xuất khẩu giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Nhật Bản cũng như cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Trả lời chất vấn của một nghị sĩ trong phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Hong Nam-ki cho rằng việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 2,4-2,5% "sẽ không dễ dàng, do những diễn biến gần đây".
Ông Hong Nam-ki dường như ám chỉ tới biện pháp của Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao sang Hàn Quốc và cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay.
Theo người đứng đầu ngành tài chính Hàn Quốc, chính phủ nước này đang xem xét tăng ngân sách năm 2020 lên hơn 510 triệu won (421,4 triệu USD) nhằm góp phần vực dậy nền kinh tế, cùng với 22,4 triệu won dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chính phủ Hàn Quốc dự trù khoảng 469,6 triệu won cho ngân sách năm nay.
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Lee Ju-yeol cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc có thể sẽ chậm lại trong năm nay nếu các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với nước này bắt đầu tác động.
Phát biểu trước Ủy ban Tài chính Quốc hội, ông Lee Ju-yeol nêu rõ, nếu các điều kiện trở nên xấu hơn và xuất khẩu giảm, "sẽ không dễ để đạt được mục tiêu tăng trưởng mà BoK đặt ra".
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi hiện chưa tính đến tác động tiêu cực của các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản. Các điều kiện đã xấu đi nhưng vẫn chưa đến mức phải thay đổi dự báo về triển vọng tăng trưởng".
Tháng trước, Bok đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc xuống còn 2,2%, giảm so với mức dự báo 2,5% đưa ra cách đây 3 tháng. Xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm tương đối kể từ tháng 12/2018, trong đó riêng trong 20 ngày đầu tháng 8 đã giảm 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tháng 7 vừa qua, Nhật Bản siết chặt xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao, trong đó có chất cản quang, dùng trong sản xuất chíp điện tử và màn hình - các lĩnh vực mũi nhọn của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, đến đầu tháng này, Bộ Thương mại Nhật Bản đã cho phép xuất khẩu sang Hàn Quốc lô hàng chất cản quang đầu tiên kể từ khi siết chặt quy định xuất khẩu.
Hãng thông tấn Yonhap ngày 22/8 đưa tin chuyến hàng chất cản quang đầu tiên của Nhật Bản đã tới Hàn Quốc. Theo một số nguồn thạo tin trong ngành sản xuất chất cản quang, lô hàng này được vận chuyển bằng đường hàng không và đã tới Hàn Quốc vào đêm 21/8. Chuyến hàng do Tập đoàn Công nghệ Samsung, nhà sản xuất vi mạch lớn nhất của Hàn Quốc, đặt hàng từ một nhà cung cấp ở Nhật Bản sau khi xin được giấy phép một tháng trước đó.
Chính phủ Nhật Bản cũng cho phép xuất khẩu lô hàng chất cản quang thứ 2 cho Samsung, đồng nghĩa với việc tập đoàn điện tử khổng lồ sẽ có đủ hóa chất dùng trong 9 tháng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lý do Hàn Quốc ngừng trao đổi thông tin tình báo với Nhật Bản
17:31' - 22/08/2019
Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho rằng hoạt động trao đổi thông tin tình báo quân sự với Nhật Bản không đáp ứng "các lợi ích quốc gia" của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chấm dứt thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản
17:13' - 22/08/2019
Ngày 22/8, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo nước này đã quyết định chấm dứt Hiệp định Chia sẻ thông tin tình báo quân sự (GSOMIA) với Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành đóng tàu Hàn Quốc đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc
05:30' - 19/08/2019
Ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc sẽ đối mặt với thời kỳ cạnh tranh khốc liệt đến từ đối thủ Trung Quốc, khi hai hãng đóng tàu lớn nhất của Trung Quốc tuyên bố kế hoạch sáp nhập.
-
Doanh nghiệp
Samsung Electronics ảnh hưởng đặc biệt với kinh tế Hàn Quốc
11:03' - 18/08/2019
Samsung Electronics Co. có sức ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với kinh tế Hàn Quốc căn cứ trên số liệu thống kê về sự "góp sức" trong hoạt động xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.