Hà Nội ban hành quy định về kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 9650/VP - ĐT về việc thực hiện Hướng dẫn tạm thời của Bộ Giao thông Vận tải về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị có liên quan, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện quyết định nêu trên của Bộ Giao thông Vận tải, đảm bảo an toàn kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19; tham mưu báo cáo UBND thành phố các vấn đề vượt thẩm quyền. Trước đó ban hành kèm theo Quyết định số 1588/QĐ - BGTVT ngày 27/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng đường thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu đối với phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID- 19 trước, trong và sau khi hoạt động vận chuyển theo đúng quy định của Bộ Y tế. Về thuyền viên, người lái phương tiện phải đáp ứng các điều kiện làm việc trên phương tiện theo quy định của pháp luật, phải khai bảo y tế thông qua phần mềm NCOVI, Bluezone, tokhaiyte.vn... và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định 5K của Bộ Y tế. Luôn cài đặt và bật ứng dụng Bluezone để cảnh báo tiếp xúc gần với người nhiễm COVID- 19.Trước, trong và sau quá trình vận chuyển hàng hóa thuyền viên, người lái phương tiện phải tự theo dõi nhiệt độ và sức khỏe hàng ngày, nếu có ho, sốt, khó thở, mệt mỏi thì thông báo ngay cho đơn vị quản lý (chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải) và cơ quan y tế để xử lý kịp thời; phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc bằng phương pháp RT - PCR) được thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu xét nghiệm.
Trong thời gian hành trình trên tuyến (từ khi rời cảng bến cuối cùng đến khi cập cảng, bến gần nhất). Nếu giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 hết hiệu lực thì được kéo dài thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm đến khi phương tiện cập cảng, bến thủy nội địa gần nhất theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Về hàng hóa vận chuyển, việc vận chuyển hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật và phải đảm bảo an toàn phòng dịch trước khi được vận chuyển. Đối với tổ chức giao thông và kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải trong thời gian phòng, chống dịch, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đảm bảo hệ thống báo hiệu trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, thực hiện công tác điều tiết hướng dẫn giao thông tại các vị trí trọng yếu để đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được thông suốt, an toàn. Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tham mưu UBND tỉnh, thành phố tạo điều kiện thuận lợi, xem xét cho phép một số cảng, bến thủy nội địa hàng hóa đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch được hoạt động để vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa được thông suốt, phục vụ cho đời sống của người dân và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương để bố trí thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 tại cảng, bến thủy nội địa, tại các chốt kiểm soát trên đường thủy (nếu có) hoặc bố trí phương tiện xét nghiệm lưu động để tăng cường hiệu quả kiểm soát dịch và hỗ trợ hoạt động vận tải được thông suốt.Công bố, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vị trí chốt kiểm soát trên đường thủy nội địa. Thông tin công bố phải bao gồm: vị trí chốt, các loại giấy tờ phải xuất trình, điều kiện để được lưu thông qua chốt, thông tin liên hệ tại chốt kiểm soát dịch, để thuyền viên , người lái phương tiện chủ động và chuẩn bị trước khi hành trình.
Đối với kiểm soát dịch, trường hợp thuyền viên, người lái phương tiện xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và đã khai báo y tế đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế và chính quyền địa phương thì cho phương tiện lưu thông qua chốt kiểm soát dịch.Còn nếu thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì thực hiện nghiệm theo yêu cầu của cơ quan Y tế thực hiện test nhanh tại chỗ hoặc tiếp tục hướng dẫn và xử lý theo quy định về phòng chống dịch. Nếu phát hiện thuyền viên, người lái phương tiện dương tính với SARS-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định...
Tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến đường thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện chấp hành nghiêm sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.Trong thời gian phương tiện hành trình trên tuyến, nếu giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 hết hiệu lực, thì tổ chức test nhanh cho thuyền viên, người lái phương tiện. Trường hợp không có test nhanh tại chỗ hoặc test nhanh lưu động thì được kéo dài thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm đến khi phương tiện cập cảng, bến thủy nội địa gần nhất theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Trong thời gian lưu tại cảng, bến thủy nội địa, thì thuyền viên, người lái phương tiện không được lên bờ, trừ trường hợp bất khả kháng liên quan đến cấp cứu, an toàn cho phương tiện và do điều kiện thời tiết như bão, lũ ...; thực hiện thủ tục vào, rời cảng bến thông qua người được ủy quyền để hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm. Trường hợp không có người ủy quyền làm thủ tục cảng vụ thì cử 1 thuyền viên lên làm thủ tục cảng vụ, người lên bờ làm thủ tục phải tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19 (mặc bộ quần áo chống dịch, luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn 1,5-2m khi tiếp xúc, thường xuyên sát khuẩn tay... , thải bỏ ẩu trang, bộ quần áo chống dịch tại nơi quy định khi quay trở lại phương tiện.Thuyền viên, người lái phương tiện thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trên, áp dụng các quy định hiện hành của Bộ Y tế, không bị cách ly khi trở về địa phương, nhưng phải tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 14 ngày và kịp thời báo ngay cho đơn vị quản lý và cơ quan y tế địa phương khi có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở./.
>>>Nhiều cảng bến thủy dừng hoạt động vì thiếu "luồng xanh"
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đánh giá tác động của quy hoạch đường sắt, hạ tầng đường thủy nội địa
17:29' - 07/09/2021
Thường trực Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung của Quy hoạch mạng lưới đường sắt và Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2025
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị tạo điều kiện cho vận tải hàng hóa trên “luồng xanh” đường thủy
22:39' - 18/08/2021
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên đường thủy nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35'
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13'
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch MICE
18:58'
“Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch” là Hội thảo do Chi hội Du lịch MICE tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM 2025 diễn ra chiều 11/4 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang xúc tiến du lịch xanh
18:35'
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Bắc Giang năm 2025 với chủ đề “Bắc Giang: Điểm đến du lịch xanh Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
18:31'
Bộ Xây dựng vừa Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý chất thải sản xuất cà phê: Giải pháp nào để chuyển mình bền vững?
18:14'
Quản lý rác thải trong sản xuất cà phê là một trong những thách thức lớn đối với ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình theo hướng bền vững và hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc khẳng định tăng cường hợp tác với Việt Nam vì lợi ích chung
17:56'
Theo người phát ngôn Lâm Kiếm, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị theo chủ nghĩa xã hội. Việc tăng cường đoàn kết và hợp tác là vì lợi ích chung của cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương ký quy chế phối hợp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
17:37'
Ngày 11/4, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay quốc tế Nội Bài tăng 17 bậc trong bảng xếp hạng sân bay tốt nhất thế giới
17:33'
Sân bay quốc tế Nội Bài của Việt Nam cũng đã lên thứ hạng 79 trong bảng xếp hạng sân bay tốt nhất thế giới năm 2025, tăng 17 bậc so với năm 2024.