Hà Nội chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng
Chỉ số CPI bình quân 8 tháng tăng 1,49% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 8, có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước; trong đó, cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,21%; theo đó, thực phẩm tăng 3,27%; lương thực tăng 0,74%, tác động làm tăng CPI chung 0,69%.
Nguyên nhân do trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm trên địa bàn cũng như với các tỉnh gặp nhiều khó khăn; đồng thời, đây cũng là thời điểm giao mùa nên rau, củ các loại khan hiếm, không đa dạng, phong phú như chính vụ.
Cụ thể, giá thịt lợn tăng 4,07%, thịt bò tăng 2,38%, thịt gia cầm tăng 2,98%, thủy hải sản tăng 3,28%; trứng tăng 20,47%; rau, củ các loại tăng 9,42%; gạo tăng 0,56%).
Tiếp theo là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5%, do sản lượng tiêu thụ điện sinh hoạt tăng cao khiến chỉ số giá điện tăng. Bên cạnh đó, giá gas đun, giá dầu cũng tăng đáng kể.
Các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng nhẹ và bằng tháng trước như: đồ uống và thuốc lá; văn hóa, giải trí và du lịch tăng; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc, dịch vụ y tế và hàng hóa dịch vụ khác; giáo dục, bưu chính viễn thông.
Có 2/11 nhóm hàng có chỉ số CPI giảm so với tháng trước là: giao thông giảm 0,24%, do ngày 11/8/2021 Petrolimex giảm giá xăng, dầu (giảm 500 đồng/lít) so với mức công bố tại 23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và ngày 26/8/2021 giá xăng dầu tiếp tục điều chỉnh giảm (xăng giảm 0,47% so với tháng trước; dầu diezen giảm 2,63%); nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,05%.
Trong 8 tháng năm nay, một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng cao so với bình quân cùng kỳ như: nhóm giao thông tăng 7,1%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,48%; giáo dục tăng 2,71%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,59%...
Có 3/11 nhóm hàng CPI bình quân 8 tháng giảm so với bình quân cùng kỳ như: văn hóa, giải trí và du lịch giảm; bưu chính, viễn thông; hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
Bên cạnh đó, chỉ số giá vàng trong 8 tháng tăng 12,47% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,96% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thực hiện đợt giãn cách lần thứ ba liên tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, du lịch và vận tải hành khách.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, vẫn đang còn các ca lây nhiễm trong cộng đồng thì tình hình mở cửa trở lại các hoạt động vui chơi, ăn uống, giải trí là hết sức khó khăn. Vì vậy, cũng ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn.
Thành ủy, UBND nhân dân thành phố Hà Nội đang tăng cường các biện pháp mạnh để khống chế dịch lây lan ra cộng đồng.
Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, thành phố kêu gọi mỗi người dân nâng cao ý thức chung tay cùng thành phố để đưa cuộc sống về trạng thái bình thường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
8 tháng, Hà Nội thu hút hơn 840 triệu USD vốn FDI
15:09' - 31/08/2021
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2021, thành phố Hà Nội có 12 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 17,6 triệu USD.
-
Thị trường
Hà Nội công bố danh sách 600 điểm bán hàng thiết yếu trực tuyến
20:16' - 30/08/2021
Theo đó, có 600 điểm bán hàng hóa thiết yếu gồm 565 điểm bán hàng đặt tại các quận huyện của thành phố, và 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42'
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25'
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24'
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.