Hà Nội chủ động các giải pháp học trực tuyến cho học sinh lớp một
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, toàn thành phố Hà Nội đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2021-2022. Theo đó, ngay từ ngày 6/9, các đơn vị, trường học sẽ bắt đầu học kỳ I theo kế hoạch bằng hình thức trực tuyến.
Nếu như học sinh Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đã quen với hình thức học trực tuyến sẽ nhanh chóng thích nghi trong năm học mới, thì với cấp Tiểu học, đặc biệt là trẻ Mầm non bắt đầu vào lớp 1 thật sự không dễ dàng. Đây cũng là băn khoăn của nhiều phụ huynh ở Hà Nội có con bắt đầu vào lớp 1. * Không dễ rèn nền nếp trực tuyến Lớp 1 là dấu mốc quan trọng, đáng nhớ trong cuộc đời. Không chỉ phải làm quen với môi trường học tập mới, trẻ còn phải chuyển trạng thái từ chủ yếu là vui chơi ở cấp mẫu giáo sang việc học kiến thức và rèn nền nếp ở bậc Tiểu học.Có con năm nay vào lớp 1, chị Nguyễn Linh Hằng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, mặc dù chị đã cho con làm quen với bảng chữ cái, những con số từ khi con học mẫu giáo nhưng do không có kỹ năng sư phạm nên chị Hằng cảm thấy việc dạy con học không mang lại hiệu quả và thực sự vất vả.
Cũng từ nhiều ngày qua, khi toàn thành phố thực hiện giãn cách, chị Hằng đã tâm sự cùng con để con hình dung được về hình thức học trực tuyến, chuẩn bị tâm lý cho con trước khi vào lớp 1.
“Tôi thương lũ trẻ háo hức về một ngày khai giảng với cờ hoa và sự chào đón của các anh, chị lớp trên. Tôi cũng băn khoăn về vấn đề sức khỏe của con vì con sẽ phải nhìn vào thiết bị máy tính hoặc điện thoại trong một thời gian dài. Nhưng nếu buộc phải khai giảng và học trực tuyến để phòng, chống dịch, gia đình tôi cũng sẵn sàng đồng hành với nhà trường và hỗ trợ con hết mình”, chị Nguyễn Linh Hằng chia sẻ. Cùng tâm trạng trên, chị Nguyễn Thị Lê (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng khi những thông tin về dịch COVID-19 tại Hà Nội ngày càng phức tạp, kéo dài. Khi con còn đang học mẫu giáo, chị Lê không cho con học chữ trước và có dự định khi nghỉ hè sẽ cho con đi học thêm. Thế nhưng dịch bệnh diễn ra nên kế hoạch của chị không thể thực hiện được. “Năm học mới sắp đến nhưng con tôi mới nhận biết được vài chữ cái và vài nét cơ bản. Giờ học trực tuyến thì rất khó khăn bởi không phải lúc nào phụ huynh cũng sắp xếp được để ngồi học cùng con. Trẻ con vẫn còn giữ thói quen ở mẫu giáo, chưa có ý thức tập trung học nên nếu giao điện thoại hoặc máy tính cho con học một mình cũng không được”, chị Lê băn khoăn. Có thể nói, đối với trẻ lớp 1, học trực tuyến sẽ cực kỳ vất vả về cơ sở vật chất, nhất là về việc rèn nền nếp. Ở bậc Mầm non, các con học mà chơi nhưng vào lớp 1 thì khác. Cùng với việc làm quen với nhau, giáo viên còn phải giới thiệu về trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, học sinh còn phải luyện nếp ăn, học, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút viết bài… Những công việc này sẽ không dễ dàng qua hình thức học trực tuyến. * Sự đồng hành quan trọng của phụ huynh Từng có thâm niên nhiều năm đón học sinh lớp 1, cô Lê Bích Nguyệt, giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đối với học sinh lớp 1, quan trọng nhất là rèn nền nếp cho các con. Về mặt kiến thức, các con sẽ được dạy cách cầm bút, cách ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, cách gọi đúng tên đồ dùng học tập… Do đó, để việc dạy trực tuyến được hiệu quả tốt nhất không thể thiếu sự đồng hành tích cực của phụ huynh. “Để việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, qua đó nắm bắt được đặc điểm của từng học sinh. Còn trong quá trình học, nếu có gì thắc mắc, tôi sẽ gọi điện trực tiếp để trao đổi với phụ huynh, đồng thời ghi hình lại những kiến thức gửi cho phụ huynh dựa vào đó để hướng dẫn con”, cô Lê Bích Nguyệt cho biết thêm. Một giáo viên dạy lớp 1 tại huyện Chương Mỹ cho rằng, với địa bàn nông thôn, rất ít gia đình có điều kiện trang bị máy tính cho con mà chỉ có điện thoại thông minh của bố mẹ. Hơn nữa, không phải lúc nào bố mẹ cũng ở nhà và có thể cho con mượn điện thoại để học. Vì vậy, rất cần phụ huynh khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cả về thiết bị và thời gian cho con trong lúc học trực tuyến. Thấu hiểu những băn khoăn của phụ huynh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng) Nguyễn Thị Thu Hảo cho biết, tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, khi bắt đầu nhận lớp 1, giáo viên sẽ tổ chức “Tuần lễ khởi động” bao gồm những hoạt động để giúp các em làm quen mọi thay đổi về môi trường học tập mới, hiểu rõ về tâm lí lứa tuổi cùng các quan hệ xung quanh mình. “Trong tuần lễ này, giáo viên cũng đưa ra kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm phối hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ học sinh. Các giáo viên sẽ tổ chức một vài buổi hướng dẫn trực tiếp trên phần mềm zoom cho phụ huynh về kỹ năng, kiến thức để việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả”, bà Nguyễn Thị Thu Hảo cho biết thêm. Xác định công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 có thể còn lâu dài, nhiều giáo viên lớp 1 đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến ngay từ khi nhận lớp. Có giáo viên đã lập nhóm zalo kết nối với các phụ huynh để khảo sát, nắm tình hình học sinh. Có giáo viên còn đề nghị phụ huynh cung cấp ảnh của con để cô thuộc tên học sinh, tạo thuận lợi cho việc làm quen với học sinh, cũng là để giới thiệu để học sinh làm quen với nhau. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng sẽ chia lớp thành nhóm học sinh để giảng dạy tùy môn học, đồng thời giao các bài tập nhỏ theo hình thức vừa học vừa chơi, giúp giờ học thêm hấp dẫn. Không chỉ dạy kiến thức mới, các giáo viên sẽ lồng ghép một số hoạt động thực hành kiến thức qua các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cấp điện an toàn, liên tục tại các chốt kiểm soát
10:33' - 23/08/2021
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) đã yêu cầu các bộ phận liên quan nâng cao tinh thần đảm bảo điện trong mọi tình huống đảm bảo điện tại 22 chốt kiểm soát dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Sáng 23/8, Hà Nội ghi nhận 13 ca mắc mới, gồm 8 ca tại cộng đồng
07:45' - 23/08/2021
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h00 ngày 22/8 đến 6h00 sáng nay, trên địa bàn thành phố ghi 13 ca mắc mới trong đó 08 ca tại cộng đồng và 05 ca được cách ly.
-
Kinh tế tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh học trực tuyến đến hết học kỳ 1 năm học 2021-2022
21:15' - 19/08/2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, TP. Hồ Chí Minh tổ chức học trực tuyến đến hết học kỳ 1 năm học 2021-2022.
-
Kinh tế tổng hợp
Tp Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức học trực tuyến đầu năm học
18:40' - 18/08/2021
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đề xuất không tổ chức tựu trường, khai giảng, các trường sẽ bắt đầu tổ chức dạy học trên môi trường internet từ tháng 9/2021, tùy từng bậc học.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
XSKH 17/7. Kết quả xổ số Khánh Hòa hôm nay ngày 17/7/2025. XSKH ngày 17/7. XSKH hôm nay
18:00'
XSKH 17/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/7. XSKH Thứ Tư. Trực tiếp KQXSKH ngày 17/7. Kết quả xổ số Khánh Hòa hôm nay ngày 17/7/2025. Kết quả xổ số Khánh Hòa Thứ Tư ngày 17/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSDNA 17/7. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 17/7/2025. XSDNA ngày 17/7. XSDNA hôm nay
18:00'
XSDNA 17/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/7. XSDNA Thứ Tư. Trực tiếp KQXSDNA ngày 17/7. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 17/7/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Tư ngày 17/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Hồ Tràm - “thủ phủ” của nhiều dự án du lịch lớn
16:35'
Xã Hồ Tràm (Thành phố Hồ Chí Minh) mới trên cơ sở sáp nhập các xã Phước Thuận, Phước Tân và thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũ.
-
Kinh tế tổng hợp
TP.HCM mở rộng “mạch máu” giao thông đến vùng mới sáp nhập
16:30'
Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũ (gồm các khu vực mới sáp nhập như Dĩ An, Lái Thiêu, Tân Đông Hiệp…) có tổng cộng 24 tuyến xe buýt đang hoạt động.
-
Kinh tế tổng hợp
Cổ vật thì thầm, đá kể chuyện nghìn năm
16:30'
Đà Nẵng không chỉ là thành phố du lịch nghỉ dưỡng mà đang trở thành nơi kết nối các nền văn minh cổ, được thể hiện bằng cách nhìn hiện đại của người hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
Mô hình OCOP mở không gian hợp tác mới về nông nghiệp bền vững
16:29'
Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.
-
Kinh tế tổng hợp
Kết nối lòng dân bằng sức trẻ
13:25'
Theo Tỉnh đoàn Đồng Tháp, 100% xã, phường đoàn tại tỉnh đồng loạt triển khai hoạt động cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở.
-
Kinh tế tổng hợp
Phú Quốc chuẩn bị mặt bằng cho 77 dự án
12:49'
Theo UBND đặc khu Phú Quốc nhu cầu nền tái định cư phục vụ GPMB cho 77 công trình, dự án trên đảo Phú Quốc khoảng 13.479 nền; trong đó, 21 dự án, công trình APEC 2027 là 3.664 nền tái định cư.
-
Kinh tế tổng hợp
Động lực mới, kỳ vọng lớn từ An Giang nửa cuối năm 2025
11:43'
An Giang xây dựng hai kịch bản tăng trưởng năm 2025; đồng thời, xác định các khu vực kinh tế trọng điểm là đầu tàu cho tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025.