Hà Nội chủ động tìm nguồn thực phẩm thay thế khi có tình huống phát sinh
Do hiện nay xuất hiện nhiều F0 trong cộng đồng, tại các siêu thị, chợ truyền thống, để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng như nguồn hàng hóa thực phẩm phục vụ nhân dân, hiện các nhà phân phối đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế.
Ông Nguyễn Thái Dũng- Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG- cho biết, Thanh Nga là một trong nhiều nhà cung cấp thịt cho bên BRG cũng như nhiều siêu thị khác.Việc Thanh Nga có ca dương tính với COVID-19 và tạm thời dừng hoạt động nên các siêu thị khác sẽ dồn vào các nhà cung cấp khác như: Công ty TNHH Minh Hiền, Công ty TNHH thực phẩm Minh Hằng, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam…
Do đó, phía doanh nghiệp như BRG cũng đang tìm các nhà cung cấp khác để bổ sung vào lượng hàng bị thiếu hụt.
Đồng quan điểm này, đại diện VinCommerce cho biết, ngay khi nhận được thông tin xác định các ca F0 liên quan đến Công ty Thanh Nga, VinCommerce đã dừng nhận hàng từ nhà cung cấp này này.
Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội từ đêm 1/8 và sáng nay 2/8, liên quan đến danh sách các nhân viên công ty giao hàng cho các siêu thị Vinmart và cửa hàng Vinmart+ tại Hà Nội, theo đại diện VinCommerce, hiện tại, siêu thị đang tuân thủ theo hướng dẫn của Tập đoàn Masan và tích cực phối hợp cùng cơ quan chức năng để khoanh vùng, truy vết, thực hiện tất cả các biện pháp phòng dịch.
VinCommerce cho biết thêm, trong ngày hôm nay 2/8 đã có thông tin chính thức từ VinCommerce và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, công ty cập nhật trên trang Fanpage để người tiêu dùng yêu tâm mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Theo ghi nhận tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống có bị phong tỏa tạm thời nhưng nguồn cung thực phẩm tại cá chợ trên địa bàn thành phố vẫn ổn định. Cụ thể, tại chợ một số chợ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, giá thịt lợn phổ biến ở mức từ 120.000 – 150.000 đồng/kg tùy loại; giá thịt gà ta (nguyên lông) 120.000 đồng/kg; giá lạc từ 80.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại (có tăng so với trước đó); rau muống 15.000 đồng/mớ; bí xanh 20.000 đồng/kg; trứng gà 50.000 đồng/chục. Còn tại khu vực Thanh Xuân, thịt lợn vai giá 150.000 đồng/kg, rau muốn 10.000 đồng/mớ; khoai tây 20.000 đồng/kg; bắp cải 20.000 đồng/kg; củ cải 12.000 đồng/kg; mùng tơi 5.000 đồng/mớ; chanh 15.000 - 20.000 đồng/kg; cam 35.000 đồng/kg; thanh long quả nhỏ 20.000 đồng/kg… Tại khu vực Hoàng Mai, giá thịt bò phổ biến từ 230.000- 280.000 đồng/kg tùy loại, rau muống 15.000 đồng/mớ, chanh 20.000 đồng/kg, gừng 25.000 đồng/kg, sả 15000 đồng/kg. Nguồn cung hàng hóa thực phẩm dồi dào, tuy nhiên, giá rau xanh có tăng nhẹ. Theo các tiểu thương, việc này do việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng cao. Những ngày vừa qua, người tiêu dùng đi chợ theo ngày chẵn, lẻ nên lượng tiêu thụ mạnh bởi đa phần người đi chợ thường mua ăn trong vài ba ngày. Tuy nhiên, về cơ bản, thực phẩm khá dễ mua, không việc khan hàng sốt giá. Tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ưng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. Đáng chú ý, dù các chợ truyền thống tăng giá, nhưng các siêu thị vẫn giữ nguyên giá bán mặt hàng rau, củ quả. Tại siêu thị Big C, Vinmart, Hapro,… giá rau củ vẫn giữ ổn định, như bí xanh 14.300 đồng/kg, cải thảo 14.000 đồng/kg, bắp cải 15.000 đồng/kg; đậu đũa 25.900 đồng/kg… và bán với số lượng không giới hạn.Bên cạnh đó, các siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online. Trong tuần đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội đơn mua hàng online của người dân đã tăng gấp từ 2-5 lần so với những ngày trước đó.
Sở Công Thương Hà Nội đã công khai danh sách tổng hợp điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và danh sách các chợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, sẽ có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu đặt tại các quận huyện của thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô. Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội cũng công bố danh sách 455 chợ cung cấp hàng hóa thiết yếu để đảm bảo người dân Hà Nội yên tâm chống dịch, nhằm thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố về thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn và phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian hoạt động các điểm cung ứng này chủ yếu từ 6h00 - 22h00 hàng ngày. Trong số các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu còn các bưu cục, chuyển phát nhanh nhằm vụ vận tải, cung ứng hàng hóa.Như vậy, với việc chủ động nguồn cung, dự trữ hàng hóa thiết yếu trong cao điểm chống dịch như hiện nay, người dân hoàn toàn có thể yên tâm mua sắm trong cao điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
VinCommerce công bố các siêu thị VinMart có yếu tố dịch tễ từ Công ty thực phẩm Thanh Nga
14:29' - 02/08/2021
Tính đến 13h ngày 2/8 đã xác định có 8 siêu thị VinMart và 15 cửa hàng VinMart+ có liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Để chuỗi cung ứng hàng hóa không bị “đứt gãy”
19:03' - 30/07/2021
Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lây lan mạnh trên thế giới, nhiều quốc gia đã phải áp dụng các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội một cách nghiêm ngặt.
-
Doanh nghiệp
Vissan vẫn đảm bảo cung ứng thực phẩm tươi sống tại Tp. Hồ Chí Minh
17:45' - 28/07/2021
Chiều 28/7, Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan chính thức thông báo tiếp tục cung ứng thực phẩm tươi sống tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
-
Hàng hoá
Tăng tính chủ động của các địa phương trong kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm
15:44' - 26/07/2021
Nguồn cung nông sản, thực phẩm tại khu vực phía Nam đang rất dồi dào, có dấu hiệu vượt cầu, song tại một số địa phương, việc kiểm soát lưu thông hàng hóa vẫn còn bị thắt chặt, dẫn đến ách tắc cục bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng phương thức cung cấp thực phẩm đến người dân vùng dịch
13:45' - 26/07/2021
Trong lúc chờ mạng lưới chợ truyền thống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được mở hoạt động trở lại, chính quyền nhiều địa phương trên địa bàn thành phố cũng không ngừng nỗ lực tạo điểm bán mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.