Hà Nội: Học phí năm 2016-2017 sẽ tăng 33%
Với việc tăng này, ngành giáo dục Hà Nội có điều kiện tăng đầu tư cho dạy và học, đồng thời đó cũng là yếu tố hạn chế việc lạm thu của các trường học.
Ông Lê Ngọc Quang cho biết, dựa trên nguồn thu học phí, ngành giáo dục sẽ tính toán định mức chi thường xuyên, sử dụng nguồn thu một cách hợp lý, minh bạch.
Với mức thu học phí mới, tổng số thu từ học phí sẽ tăng lên 112 tỷ đồng/năm, trong đó sẽ dành 40% chi thực hiện cải cách tiền lương và 60% chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, số thu học phí tăng thêm này vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu chi phục vụ dạy và học của các cơ sở giáo dục.
Cụ thể, mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm 2016 – 2017 đối với thành thị là 80.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 20.000 đồng so với năm học trước), nông thôn là 40.000 đồng (tăng 10.000 đồng), miền núi là 10.000 đồng (tăng 2.000 đồng).
Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu học phí năm học 2016 – 2017 và định hướng lộ trình đến năm học 2020 – 2021 theo nguyên tắc học phí hàng năm sẽ được điều chỉnh tăng dần trong khung quy định. Đến năm học 2020 – 2021 mức thu học phí sẽ bằng mức cao nhất trong khung quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với thành thị, nông thôn và bằng 50% mức cao nhất trong khung quy định đối với miền núi.Học phí vùng thành thị sẽ là 300.000 đồng/người/tháng, vùng nông thôn 120.000 đồng/người/tháng và miền núi là 30.000 đồng/người/tháng.
Năm học 2015 – 2016, tổng số thu từ học phí công lập cấp học mầm non và phổ thông của thành phố Hà Nội trên 287 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp chi theo định mức gần 4.029 tỷ đồng.
Mức thu học phí của Hà Nội năm học vừa qua thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ và ở mức thấp so với mức thu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nên chưa huy động được nguồn lực từ đóng góp của người dân cho giáo dục.
Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập, mức thu học phí tăng dần theo lộ trình, chậm nhất đến năm học 2020 – 2021, mức thu bằng mức trần đối với các đơn vị chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chất lượng đào tạo sau đại học rất đáng lo ngại
15:06' - 05/08/2016
Ngày 5/8, phát biểu tại một hội nghị của ngành giáo dục, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nêu rõ đào tạo sau đại học (tiến sỹ, thạc sỹ), chất lượng rất đáng lo ngại.
-
Kinh tế & Xã hội
Chính sách học phí ĐH mới: Ý kiến từ các trường thí điểm tự chủ tài chính
12:53' - 25/07/2016
Những ngày gần đây, sinh viên của một số trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Hà Nội đã tỏ ra lo lắng khi học phí trong năm học 2016-2017 sẽ tăng so với năm học trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh các chương trình học bổng dạng Hiệp định năm 2016
08:48' - 30/06/2016
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh một số chương trình học bổng nước ngoài dạng Hiệp định năm 2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ nghỉ hè của học sinh Hà Nội đang dần bị đánh mất
09:05' - 18/06/2016
Từ lâu, kỳ nghỉ hè lại là thời gian tranh thủ “nhồi” thêm kiến thức cho học sinh nên các em ít được vui chơi, tham gia hoạt động yêu thích.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ cơ khí, ô tô và đường sắt
17:37'
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cam kết sẽ đồng hành, kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cơ chế, chính sách ổn định, hạ tầng đồng bộ, hiện đại... nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV qua Phú Thọ
16:57'
Theo kế hoạch, Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua 3 huyện của tỉnh Phú Thọ với tổng chiều dài 41,16km; gồm 95 vị trí móng cột, phải thu hồi đất vĩnh viễn trên 10ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt đầu tư 10.830 tỷ đồng phát triển Cảng biển Quảng Ngãi
15:59'
Mục tiêu đến năm 2030, Cảng biển Quảng Ngãi đón từ 47,2 - 48,2 triệu tấn hàng hóa (chưa gồm hàng của các dự án mở rộng/xây mới Khu liên hợp sản xuất gang thép); 1,13 - 1,26 triệu hành khách thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 11 địa phương được Bộ Nội vụ đề xuất không thực hiện sắp xếp
15:19'
Có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp gồm thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng VSIP Thái Bình theo mô hình khu công nghiệp carbon thấp
15:14'
Ngày 26/3, tại huyện Thái Thụy, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp VSIP Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền để Hà Nội chủ động ngân sách thực hiện các dự án trọng điểm
15:02'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với UBND thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy tiến độ các dự án kết nối đường sắt với Trung Quốc
14:57'
Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc và Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc quan tâm, hỗ trợ sớm hoàn thành công việc quan trọng liên quan đến các dự án đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, quy định cùng một mức thuế 10% với báo chí
14:43'
Tiếp tục Chương trình, sáng 26/3, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Tái diễn tình trạng văn bản giả mạo EVN để lừa đảo khách hàng
13:29'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, gần đây, tiếp tục xuất hiện văn bản giả mạo nhãn hiệu, con dấu của Tập đoàn.