Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chất lượng đào tạo sau đại học rất đáng lo ngại
Sáng 5/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2015 -2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017.
Hội nghị đã đánh giá một cách tổng thể những kết quả, hạn chế của công tác dạy và học trên địa bàn cả nước; chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và xác định những biện pháp quan trọng nhằm đổi mới chất lượng giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển đất nước .
Báo cáo của ngành Giáo dục và đào tạo cho thấy, trong điều kiện khó khăn chung nhưng tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2016 đạt 20% tổng chi ngân sách Nhà nước như mục tiêu đề ra. Năm học vừa qua, ngành đã điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng giảm tải; đổi mới mô hình dạy học theo hướng mở, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy và học, chú ý tới hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh nhằm chuyển mạnh từ quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, rèn luyện kỹ năng sống, học đi đôi với hành... Bộ đã rút kinh nghiệm, điều chỉnh kỳ thi quốc gia, theo đó, nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12, được đánh giá là có tính phân loại cao, đáp ứng yêu cầu xét tuyển đại học, cao đẳng. Các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đạt thành tích xuất sắc. Bộ cũng đã thực hiện tốt việc xây dựng, triển khai đề án vị trí việc làm, chuyển xếp hạng cho giáo viên, giảng viên, đánh giá viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giản biên chế theo chỉ đạo của Chính phủ. Song, Bộ cũng tự nhận thấy, công tác quy hoạch lại hệ thống giáo dục quốc dân còn chậm, hệ thống chưa mạch lạc, dẫn đến công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa tốt. Bên cạnh đó là do sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với với năng lực hành nghề. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ còn nhiều hạn chế do sự quan tâm đầu tư chưa tương xứng; đa số giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn mặc dù có bằng cấp theo trình độ đào tạo. Tự chủ đại học còn nhiều hạn chế do cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm còn nhiều do chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn.Đáng chú ý, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu, do công tác này chưa được lồng ghép, tích hợp vào bài giảng; phương thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hình thức, áp đặt, chưa tạo được sự tham gia của số đông học sinh…
Tại hội nghị, các ý kiến đề nghị tăng cường hơn nữa việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong công tác quản lý giáo dục đào tạo. Có ý kiến đề nghị giao quyền cho địa phương trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THCS và THPT. Các ý kiến cũng đề nghị tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục đại học để thu hút sinh viên, cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực, đặc biệt là hệ thống giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm.Các ý kiến cũng đề nghị Bộ tăng cường đầu tư, nâng cấp chất lượng đào tạo nghề và học nghề; trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên.
Nhấn mạnh quan điểm cần thực sự coi học sinh là trung tâm trong công tác giáo dục, đào tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, những năm vừa qua, ngành Giáo dục đã liên tục đổi mới hướng tới nền giáo dục như của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, việc đổi mới này phải căn cứ vào lộ trình nhất định, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, với những chính sách như ưu tiên người nghèo, người có công.Cho rằng tuyên truyền là một khâu yếu của ngành Giáo dục thời gian qua, Phó Thủ tướng đề nghị ngành cần đẩy mạnh hơn nữa nội dung này và công khai chủ trương đổi mới để các cơ quan thông tấn, báo chí và người dân giám sát và ủng hộ.
Phát biểu tại hội nghị quy mô lớn của ngành Giáo dục-đào tạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chăm lo cho giáo dục đào tạo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phát triển con người; coi phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá để phát triển nhanh, bền vững. Nghị quyết 29 của Trung ương khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng đánh giá thời gian qua, ngành Giáo dục và đào tạo đã triển khai đồng bộ, toàn diện Nghị quyết 29, bước đầu đổi mới dạy học theo hướng mở, chú ý hơn đến phát triển toàn diện năng lực, tư duy sáng tạo và rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Kỳ thi Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã khắc phục được những bất cập của các năm trước; tạo thuận lợi và giảm áp lực cho thí sinh và gia đình. Cơ sở vật chất trường, lớp học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm hơn. Công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều hơn trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tất cả những việc chúng ta đã làm góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trí tuệ của người Việt Nam là rất đáng tự hào thể hiện qua việc đạt thành tích cao các kỳ thi quốc tế, Thủ tướng khẳng định. Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng này, Thủ tướng cho rằng đối với giáo dục phổ thông còn chưa coi trọng đúng mức đến giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, vẫn còn nhiều vụ bạo lực học đường gây bức xúc xã hội; còn nhiều tội phạm vị thành niên... “Phải làm sao để các em biết kính trên nhường dưới; sống trong tập thể và có trách nhiệm; yêu nước, yêu lịch sử, truyền thống dân tộc”, Thủ tướng đề nghị. Trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của học sinh phổ thông là rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu. Đặc biệt là học sinh của chúng ta còn thiếu kỹ năng sống dẫn đến nhiều trẻ đuối nước hoặc bị tai nạn thương tích. Khắc phục quá tải đối với học sinh phổ thông còn rất chậm. Nhiều nội dung học không có giá trị thực tiễn cho cuộc sống sau này của đa số học sinh, trong khi đó kiến thức toàn diện về văn, thể, mỹ còn rất thiếu. Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng hạn chế, chưa gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động; dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, thất nghiệp. Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn cao. “Mỗi năm, theo ước tính sơ bộ, chúng ta phải chi ước khoảng 3 tỷ USD cho việc đưa con em ra nước ngoài học tập”, Thủ tướng cho biết. Thủ tướng thẳng thắn nêu rõ đào tạo sau đại học (tiến sỹ, thạc sỹ), chất lượng rất đáng lo ngại. Đây là sự phản ánh của bệnh thành tích, sính bằng cấp. Đa số các luận án tiến sỹ không được áp dụng trong thực tiễn. “Việc này cần phải nghiêm túc chấn chỉnh.Cơ chế tài chính cho giáo dục chậm đổi mới, đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo còn nhiều bất cập, cơ chế thanh kiểm tra, giám sát hạn chế, vẫn còn tiêu cực trong tuyển sinh, thi cấp bằng, Thủ tướng nói. Phản ánh người dân vẫn rất lo lắng đối với việc học hành của con em, từ việc xin vào học ở đầu cấp học, nhất là ở thành phố; học thêm, dạy thêm, học phí,..;cơ sở vật chất của nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu; phòng học, thư viện, nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn quy định, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành không để trẻ em học trong các phòng học tạm bợ hoặc nhà vệ sinh không bảo đảm vệ sinh, thậm chí là không có… Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà trẻ ở các khu công nghiệp đã được nêu ra từ lâu nhưng triển khai còn rất chậm. Giao nhiệm vụ cho ngành Giáo dục và đào tạo, Thủ tướng nhấn mạnh, giáo dục phổ thông là nền tảng của giáo dục nói chung, hình thành nhân cách người công dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần đảm bảo chương trình vừa hình thành nhân cách, văn hóa của một công dân trẻ, vừa bảo đảm tính hiện đại, hội nhập; phải giảm tải nhanh cho các cháu, không quá nặng về khối lượng, không quá thiên về kiến thức chuyên môn mà cần phát triển một cách toàn diện Văn – Thể - Mỹ. Nêu ra một thực trạng đáng buồn trong học sinh, sinh viên: “Dân ta phải biết sử ta, nếu không biết được thì tra google”, Thủ tướng lưu ý việc giáo dục đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán là hết sức quan trọng cho học sinh ở cấp học này. “Cần dạy cho học sinh biết yêu lịch sử, truyền thống dựng nước và bảo vệ đất nước của cha ông, yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Biết kính trên, nhường dưới, tôn trọng người già, biết sống có trách nhiệm trong tập thể, trong xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc truyền thụ cho học sinh cái đẹp của quê hương, đất nước, về mỹ thuật, nghệ thuật. Chú trọng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh đảm bảo các kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp; tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, nhất là đối với trẻ em nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động, Thủ tướng chỉ đạo ngành Giáo dục và đào tạo gắn kết mạnh mẽ hơn nữa chương trình đào tạo đại học, kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu xã hội. Khuyến khích việc liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; không để xảy ra tình trạng “ngứa trên đầu mà gãi dưới chân”, Thủ tướng nói. Chỉ rõ, tự chủ không phải là là quên trách nhiệm với xã hội, Thủ tướng yêu cầu cùng lúc với đẩy mạnh tự chủ đại học cần xác định một cách rõ ràng “trách nhiệm xã hội” của Trường đại học. Không để lãng phí nguồn lực xã hội trong đào tạo đại học. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị, n ăm học 2016-2017, toàn ngành giáo dục đào tạo cần tập trung vào việc triển khai sâu rộng các nhiệm vụ của ngành; Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, không phù hợp để hoàn chỉnh; Xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phát triển đội ngũ của toàn hệ thống; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Tăng cường hội nhập quốc tế. Thủ tướng mong muốn ngành giáo dục đào tạo cần đặc biệt chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài để trước tiên ngành có nhiều thầy giỏi, nhiều trò giỏi. “Muốn xây dựng đất nước bền vững phải lấy giáo dục làm đầu, phải lấy nhân tài làm gốc và mong muốn tất cả chúng ta cùng nhau hành động vì mục tiêu cao đẹp đó", Thủ tướng nhấn mạnh./.- Từ khóa :
- giáo dục
- tuyển sinh
- đại học
- cao đẳng
- thủ tướng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2”
20:59' - 03/08/2016
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2” nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học...
-
Kinh tế & Xã hội
39 tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông
13:03' - 08/07/2016
Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông gồm 39 tiêu chí, được chia thành 5 nhóm.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Yêu cầu một cơ sở giáo dục chấm dứt tuyển sinh trái phép
19:40' - 27/06/2016
Ngày 27/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp cùng Công an Hà Nội và Công an quận Hà Đông kiểm tra cơ sở tuyển sinh trái phép tại 28A Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, phát hiện ra nhiều sai phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/11/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMB 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/11/2024. XSMN Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMN 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMN Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 24/11/2024. XSMT Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMT 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMT Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/11/2024
19:30' - 23/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm đặc trưng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng
19:20' - 23/11/2024
Sự mất cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, sự thiếu ý thức trong bảo vệ rừng chính là một phần nguyên nhân khiến hậu quả của thiên tai ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSTG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSTG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSKG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSKG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐL 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024. XSĐL ngày 24/11. KQXSDL. XSDL 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSĐL 24/11. XSDL 24/11. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở cửa miễn phí nhiều di tích nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
18:56' - 23/11/2024
Tại Hà Nội, các di tích Quốc gia đặc biệt như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa miễn phí vé tham quan trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.