Hà Nội kiên quyết thu hồi 55 dự án vi phạm Luật Đất đai
Ngay sau phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thủ đô do HĐND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 13/8, UBND thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch triển khai hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp mang tính cụ thể, kiên quyết.
UBND thành phố yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các dự án có sử dụng đất chậm triển khai nói riêng.
*Kiên quyết thu hồi 55 dự án vi phạm Luật Đất đai Thực hiện Kết luận của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan phải thực hiện nghiêm việc thu hồi đất, chấm dứt các dự án không triển khai, để hoang hóa lâu ngày, chủ đầu tư không bảo đảm năng lực, vi phạm các quy định của Luật Đất đai để lập phương án sử dụng theo đúng quy hoạch, quy định và bảo đảm hiệu quả sử dụng đất; đề xuất và có biện pháp khắc phục những bất cập về cơ chế, chính sách trong quản lý sử dụng đất đai không còn phù hợp. Đặc biệt, các đơn vị phải thống kê, xác định chính xác các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai để phân loại, có biện pháp xử lý dứt điểm. Cụ thể, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung kiểm tra, rà soát 383 dự án chậm triển khai trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất mà quá thời hạn thì căn cứ quy định của Luật Đầu tư để xem xét, đề xuất thu hồi chủ trương đầu tư; báo cáo thành phố trong quý 4/2018. Đối với những dự án đã thu hồi đất, giao đất nhưng chậm triển khai, trong quý 3/2018, Sở tổng hợp, báo cáo thành phố để giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013. Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư không xem xét, đề xuất điều chỉnh dự án, gia hạn thời gian đối với các dự án chậm triến khai, chủ đầu tư vi phạm Luật Đất đai; yêu cầu các chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng tiến độ, chấp hành việc ký quỹ thực hiện dự án và xử lý nghiêm các dự án chậm triển khai. Đáng chú ý, theo chỉ đạo của thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, rà soát 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai; trên cơ sở đó, hoàn tất hồ sơ xử lý, trình UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đối với những dự án vi phạm chưa khắc phục. Trước mắt, ngay trong tháng 9/2018, Sở khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình UBND thành phố ban hành các quyết định thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 8 dự án Sở kiến nghị thu hồi và 47 dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung tại phiên giải trình; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất hoàn thiện các thủ tục về thu hồi đất để quản lý và đề xuất phương án sử dụng phù hợp quy hoạch hoặc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 38 dự án vi phạm đã có quyết định thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất... Cũng theo yêu cầu của thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường cần thành lập đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 dự án trên địa bàn 7 quận, huyện: Mê Linh, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức; rà soát việc khắc phục, xử lý dứt điểm vi phạm tại 89 dự án đã được đoàn giám sát của HĐND thành phố kiến nghị nhưng chưa khắc phục, xử lý, báo cáo kết quả trong tháng 12/2018. Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các chủ đầu tư dự án.Theo đó, kiểm tra, xử lý nghiêm chủ đầu tư của 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dứt điểm trong quý 3/2018; thông báo yêu cầu chủ đầu tư 80 dự án đã được giao đất sau đó điều chỉnh quy hoạch, đã xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung khẩn trương thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, hoàn thành trong quý 3/2018.
*Nhiều dự án để hoang hoá, sử dụng sai mục đích Trước đó, ngày 13/8, tại phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố do HĐND thành phố tổ chức, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội khẳng định, đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô, nhất là trong tình hình mới, sau khi có Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014. Tuy nhiên, đợt giám sát chuyên đề mới đây của HĐND thành phố đối với 8 sở, ngành và 30 quận, huyện, thị xã cho thấy, trên địa bàn Hà Nội còn nhiều dự án chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích để hoang hóa, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân. Những hạn chế này cần được HĐND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện báo cáo giải trình, làm rõ trước nhân dân; đồng thời, đề ra giải pháp, lộ trình khắc phục, sử dụng hiệu quả đất đai. Các nhà đầu tư, chủ đầu tư được giao triển khai những dự án sử dụng đất nhận thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, chấp hành đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, góp phần phát triển Thủ đô đúng quy hoạch, chiến lược đề ra. Giai đoạn 2012-2017, thành phố Hà Nội quyết định giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1.914 dự án trên diện tích 4.082 ha; trong đó, thành phố chấp thuận triển khai 634 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 161 dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai (chiếm 23,1%), với hình thức và mức độ khác nhau. Còn theo tổng hợp từ 30 quận, huyện, con số này là 383 dự án, tập trung ở huyện Hoài Đức (51 dự án), huyện Mê Linh (50 dự án), quận Nam Từ Liêm (48 dự án)…; chênh lệch lớn so với số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường. Chỉ ra trong những dự án bị nêu tên, có dự án chậm triển khai đến hàng chục năm, nhiều đại biểu HĐND thành phố đề nghị các sở, ngành thành phố làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ, trách nhiệm cũng như phương án xử lý, khắc phục trong thời gian tới. Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch chung Thủ đô và các quy hoạch phân khu được lập, khiến 240 dự án phải điều chỉnh quy hoạch. Đến năm 2013, Luật Đất đai được thông qua, nhiều chính sách thay đổi tác động lên các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ thời điểm trước đó, dẫn đến việc chậm giải phóng mặt bằng các dự án. Mặt khác, giai đoạn 2012-2015, thị trường bất động sản trầm lắng. Trong khi đó, một số chủ đầu tư không quyết liệt với những thay đổi, không chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, dẫn đến tình trạng nhiều dự án chậm triển khai. Ngoài ra, công tác hậu kiểm của các cấp, ngành thành phố chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa quyết liệt xử lý khiến tình trạng vi phạm kéo dài trong nhiều năm, gây lãng phí tài nguyên…/.>>> Thi công múc đất lấn chiếm hoàn nguyên hiện trạng hồ Ngòi, Hà Nội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở Đà Nẵng là bao nhiêu?
12:15' - 07/09/2018
Ngày 7/9, Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã ký ban hành quyết định Quy định về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở trên địa bàn thành phố.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải Phòng: Đấu giá quyền sử dụng đất chậm ảnh hưởng đến thu ngân sách
14:51' - 06/09/2018
Trong 8 tháng qua, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng ước đạt 44.482 tỷ đồng, giảm 2,8% so với cùng kỳ. Số thu này cho thấy còn tình trạng thất thu, chưa đạt yêu cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả