Hà Nội mới giải ngân được 49% kế hoạch vốn đầu tư công
Vốn ngân sách cấp huyện đạt 72,8%; vốn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 27,4%; ngân sách thành phố hỗ trợ 44,2%.
Có 13/42 đơn vị được giao kế hoạch có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức bình quân của thành phố; 10/42 đơn vị tỷ lệ giải ngân dưới 20% và 4 đơn vị được giao kế hoạch 2022 đến nay chưa giải ngân.
Kết quả giải ngân kế hoạch năm 2021 kéo dài thực hiện trong năm 2022 cũng đạt thấp, đến cuối tháng 11/2022 mới đạt 41,3% kế hoạch vốn.
Theo đánh giá của đại diện UBND thành phố Hà Nội, các dự án trọng điểm của thành phố triển khai chậm cả về thủ tục đầu tư và giải ngân vốn.
Ngoài 8 dự án chuyển tiếp, đến nay mới phê duyệt được chủ trương đầu tư của 9/24 dự án. Kết quả giải ngân đến nay là 2.583 tỷ đồng, đạt 36,7% kế hoạch, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của thành phố.
Chuẩn bị đầu tư các dự án của thành phố và các quận, huyện chậm và chất lượng chưa cao; trong đó, 62 dự án đến hết năm 2022 là hết thời gian thực hiện nhưng chưa được gia hạn để tiếp tục bố trí vốn thực hiện vào năm tới; trong 156 dự án được HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư mới có 47 dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
Thời gian qua, thành phố đã quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng chuyên đề đánh giá thực trạng và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh các thủ tục đầu tư; các sở, ngành, địa phương đã có cam kết giải ngân với thành phố.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội đánh giá đến thời điểm hiện nay kết quả giải ngân chưa đạt các mục tiêu đề ra của thành phố và thấp hơn mức bình quân của cả nước.
Trước thực trạng khó khăn này, UBND thành phố vừa tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, khẩn trương các giải pháp. Chủ tịch UBND thành phố phê bình nghiêm khắc 4 đơn vị đến nay chưa giải ngân và 10 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 20%. Đồng thời, yêu cầu người đứng đầu những đơn vị này nghiêm tục rút kinh nghiệm, tập trung giải ngân vốn kế hoạch được giao ở mức cao nhất và chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND thành phố nếu tiếp tục chậm giải ngân vốn đầu tư công.
UBND thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND và UBND thành phố về giải ngân vốn đầu tư công, xác định rõ giai ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần ưu tiên tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành, kiên quyết không để tình trạng có vốn mà không giải ngân được, có khối lượng được nghiệm thu thu nhưng thanh toán chậm.
Các cấp, ngành cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, người đứng đầu đơn vị phải đề cao trách nhiệm, sát sao, cụ thể, nắm chắc tình hình, nhận diện rõ các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân giải ngân chậm của từng dự án để chỉ đạo thới gỡ kịp thời.
Thực hiện đúng cam kết với UBND thành phố về giải ngân vốn đầu tư công, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu không đạt tỷ lệ giải ngân theo cam kết. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là tiêu chí để đánh giá tổng kết cuối năm của tập thể, cá nhân người đứng đầu đơn vị và là cơ sở để xem xét giao kết hoạch đầu tư công năm 2023 của đơn vị.
Các sở ngành và chủ đầu tư cần tăng cường sự phối hợp để giải quyết kịp thời dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công thời gian còn lại của năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
Chủ tịch UBND thành phố giao các đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra giải ngân tại các đơn vị, địa bàn được phân công phụ trách để kịp thời giải quyết các khó khăn, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đăng ký.
Khẩn trương điều chỉnh thời gian thực hiện các dự án chuyển tiếp phải bố trí kế hoạch vốn 2023. Về việc thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng tồn đọng, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp toàn bộ các dự án cơ bản hoàn thành các năm trước đây cần phải bố trí vốn để thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng còn tồn đọng.
Tham mưu UBND Thành phố phương án xử lý tổng thể (từ bố trí kinh phí đến thanh quyết toán) theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Đại diện UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với Ban quản lý dự án chuyên ngành của thành phố trong giải phóng mặt bằng, tập trung các dự án trọng điểm vào thời điểm cuối năm. Bố trí đủ vốn đối ứng các dự án được ngân sách thành phố hỗ trợ có mục tiêu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.
Các chủ đầu tư nghiêm tục thực hiện chế độ thông tin, báo cao tình hình giải ngân vốn đầu tư công. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tạo lập cơ sở dữ liệu về đầu tư công của thành phố và phần mềm quản lý, theo dõi tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Hà Nội xử lý các điểm đen ùn tắc giao thông dịp Tết
14:52' - 08/12/2022
Lưu lượng phương tiện tăng nhanh ngày cuối năm cùng tình trạng rào chắn hè, đường phục vụ thi công các công trình là nguyên nhân làm gia tăng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.
-
Tài chính
Hà Nội đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm 2023
13:27' - 08/12/2022
Ngày 8/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.