Hà Nội đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm 2023
HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng khoảng 7,0%; GRDP/người khoảng 150 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; kiểm soát chỉ số giá dưới 4,5%.
Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát là giữ ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới; nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô. Thành phố chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Thành phố Hà Nội tiếp tục quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy nhanh công tác quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.
Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền số, nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và trật tự an toàn xã hội.
Về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục làm tốt việc huy động các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của thành phố; tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2023; kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án chưa đủ thủ tục triển khai để bổ sung vốn chi trả nợ, thu hồi vốn ứng trước cho các dự án đã thực hiện nhanh tiến độ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Bí thư Thành ủy yêu cầu, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, chú trọng đến các công trình lớn, trọng điểm, có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao.Cùng với đó, thành phố tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng đúng tiến độ các dự án đầu tư công, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được ký kết giao ước thi đua với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên để bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp trước ngày 30/6/2023 phục vụ khởi công dự án.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải, để đạt các kết quả của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, UBND thành phố đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.Cụ thể, thành phố tiếp tục chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp; thực hiện công khai, minh bạch các thông tin quản lý, điều hành, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với hoàn thiện quy trình, quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đồng bộ, thống nhất với hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của từng ngành, từng lĩnh vực.
Thành phố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển các động lực tăng trưởng mới với trọng tâm chọn chuyển đổi số là động lực phát triển; phát triển các mô hình kinh tế mới; đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Trong đó, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư; đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; đánh giá, rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và nâng cao chất lượng đầu tư công.
Địa phương tiếp tục phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy nhanh công tác quy hoạch; phát triển hạ tầng số, kết cấu hạ tầng, đô thị; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thành phố triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực đảm bảo đồng bộ, đầy đủ; tiếp tục cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.Thành phố tiếp tục phối hợp hiệu quả với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tạo đà cho những năm tiếp theo…
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, dù gặp nhiều khó khăn nhưng GRDP năm 2022 của thành phố phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ. Lũy kế 9 tháng của năm 2022, GRDP tăng 9,69% - là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (cả nước tăng 8,83%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,97%) và cả năm 2022 dự kiến tăng 8,89%.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 332.961 tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán, (tăng 2,7% so với thực hiện năm 2021). Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 100.567 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán giao đầu năm; trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 90,1% dự toán; chi thường xuyên đạt 95,5% dự toán.
Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; quản lý và phát triển đô thị tiếp tục chuyển biến tích cực. Thành phố đã phê duyệt 4 đồ án quy hoạch quan trọng; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận nội đô lịch sử; tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện thành quận.Đồng thời, tập trung phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế. Công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được quan tâm.
Tại đây, các đại biểu đã biểu quyết thông qua nhiều nghị quyết quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong năm 2023 và những năm tiếp theo gồm: Quy định một số nội dung, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của thành phố, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2023-2025; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực công thương; Danh mục các dự án thu hồi đất, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023.../.>>Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 78%
- Từ khóa :
- hà nội
- giải ngân đầu tư công
- dự án đầu tư công
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Nam phấn đấu giải ngân 90% vốn đầu tư công
21:06' - 02/12/2022
Tỉnh Quảng Nam đang tăng cường giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, phấn đấu đến hết 31/12 đạt 90% và đến hết 30/1/2023 giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch vốn năm 2022.
-
Tài chính
Nhiều bộ ngành, địa phương đề xuất giảm kế hoạch vốn đầu tư công nguồn nước ngoài
12:57' - 01/12/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, mặc dù tình hình có được cải thiện song tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài còn thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Sự hấp dẫn của tiền điện tử có đang khiến giới đầu tư vàng xao lãng?
13:27'
Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng Quỹ giao dịch vàng hàng đầu thế giới State Street Global Advisors cảnh báo đà tăng giá của bitcoin tạo ra cảm giác an toàn giả tạo cho các nhà đầu tư.
-
Tài chính
Xử phạt nhiều doanh nghiệp kê khai sai thuế
07:45'
Bên cạnh những doanh nghiệp luôn tuân thủ về chính sách thuế, hóa đơn thì vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng về chính sách thuế, có dấu hiệu sử dụng hóa đơn không hợp pháp.
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03' - 23/11/2024
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.