Hà Nội: Nâng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Cán sự đảng UBND thành phố về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2021 của thành phố và một số nội dung về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về “Thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội”. Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy và lãnh đạo các sở, ngành liên quan của thành phố.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng, các sở, ngành cần chủ động rà soát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu tư công giai đoạn 5 năm trước, từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.Đặc biệt, với quan điểm kế hoạch tài chính, ngân sách của thành phố trong giai đoạn 2021-2025 phải gắn với kế hoạch đầu tư công trung hạn, các quy hoạch, định hướng phát triển tổng thể của thành phố bảo đảm triển khai kịp thời, đầy đủ các công trình dự án theo thứ tự ưu tiên và thực hiện các nhiệm vụ củng cố, phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ lưu ý, thành phố cần có một cơ quan có vai trò đầu mối trong quá trình triển khai, đồng thời huy động sự tham gia của các ngành.Ngoài ra, đối với việc hỗ trợ các huyện trong xây dựng nông nông thôn mới, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu thành phố phải có vai trò điều tiết và hỗ trợ phải có mục tiêu, nhất là việc thực hiện giải quyết dứt điểm việc thiếu các nhà văn hóa thôn, đến năm 2021 phải giải quyết được 50% các chợ dân sinh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội và các cấp, các ngành liên quan phải tập trung vào các giải pháp tăng thu, đồng thời triệt để tiết kiệm, nhất là các khoản chi khánh tiết, chi cho các đoàn cán bộ đi nước ngoài. Bên cạnh đó, việc thực hiện các cơ chế liên quan đến tài chính, ngân sách phải bảo đảm đúng quy định pháp luật, không được phép vi phạm nguyên tắc, không để tồn tại cơ chế “xin - cho” và phải nhất quán, rõ ràng, mạch lạc.
Cũng tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội chuẩn bị kỹ việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, qua đó tạo nguồn lực, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp.Trước đó, trình bày báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà cho biết, trên cơ sở các chỉ đạo của Thành ủy, kế hoạch của UBND thành phố, đến nay việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 đã đạt được một số kết quả.
Nổi bật là trên cơ sở rà soát, dự kiến khả năng thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND thành phố dự thảo Kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó có bố trí nguồn thu này để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố khoảng 18.000 tỷ đồng./.>>Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hòa Bình lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm
18:00' - 12/11/2020
Các đại biểu đã nên lên nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, gói thầu mua sắm thiết bị, nhất là mua sắm thiết bị từ nước ngoài chưa thể thực hiện.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
17:53' - 31/10/2020
Bộ Công Thương đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; trong đó bao gồm cả phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tầng lớp trung lưu ở Đức tích luỹ tài sản đáng kể
08:30' - 12/07/2025
Tài sản ròng trung vị của hộ gia đình dưới 35 tuổi thấp hơn đáng kể, ở mức 17.300 euro, trong khi mức trung vị ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 là 241.100 euro, cao nhất trong các nhóm tuổi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin tăng vượt ngưỡng 116.000 USD/BTC
15:45' - 11/07/2025
Trong phiên giao dịch ngày 11/7, Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - liên tục tăng vọt lên các mức cao kỷ lục.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng Khu vực 6 duy trì ổn định khi sắp xếp hành chính
11:14' - 11/07/2025
Vận hành theo mô hình mới, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6 bước đầu khẳng định tinh thần đổi mới và thích ứng linh hoạt.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoE cảnh báo cú sốc chi phí vay có thể giáng xuống nước Anh
08:38' - 11/07/2025
Tại Anh, bất ổn về tương lai kinh tế đang đẩy chi phí vay dài hạn tiếp tục tăng cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoJ: Tác động từ thuế quan Mỹ còn hạn chế
19:55' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 10/7 cho biết tác động từ các hàng rào thuế quan của Mỹ đối với sản lượng và xuất khẩu của Nhật Bản hiện tại vẫn còn hạn chế.