Hà Nội rà soát 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
Đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, đối với các dự án đã rà soát, thanh tra, kiểm tra theo kiến nghị của Đoàn giám sát HĐND thành phố, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, rà soát 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Kết quả, có 11 dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND thành phố; 7 dự án tiếp tục báo cáo UBND thành phố chấm dứt hoạt động và 67 dự án đang chờ Sở Kế hoạch - Đầu tư đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý.
Đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Liên ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát 404 dự án. Trong số 105 dự án đang xử lý, có 8 dự án với tổng diện tích 34,4 ha, kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất; chấm dứt hoạt động dự án. Tổng hợp đến nay đã xử lý thu hồi 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7ha.
Trường hợp 11 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 24 tháng; xác định bổ sung số tiền nộp thêm tương ứng là 161,8 tỷ đồng. Theo tổng hợp, đến nay thành phố đã xử lý gia hạn cho 71 dự án với tổng diện tích 112,3ha đất; số tiền tương ứng với thời gian gia hạn là 371,115 tỷ đồng. UBND thành phố cho biết, đối với nhóm các dự án phân loại, tiếp tục xử lý, thành phố đã chỉ đạo tổ công tác liên ngành thành phố kiểm tra, rà soát, phân loại theo 9 nhóm dự án; đồng thời phân công các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện kiểm tra, rà soát, hậu kiểm ngay việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý sau thanh tra, kiểm tra trong quý III/2022; tập trung xử lý dứt điểm xong, tổng hợp báo cáo trong quý IV/2022 với 191 dự án. Sở Kế hoạch - Đầu tư phải chủ trì thực hiện nhóm 21 dự án đã có quyết định chủ trương (chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, văn bản giao chủ đầu tư nghiên cứu) đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì thực hiện đối với 3 nhóm dự án, gồm: nhóm 4 dự án chưa giải phóng mặt bằng (để kéo dài nhiều năm hoặc chủ đầu tư không liên hệ, không phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng); nhóm 48 dự án đang thực hiện giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng mặt bằng xong một phần dự án nhưng đến nay đang ngừng thực hiện; nhóm 2 dự án xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng, không có giấy phép xây dựng, vi phạm trật tự xây dựng. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì thực hiện nhóm 29 dự án đã giải phóng mặt bằng xong nhưng chưa đầu tư xây dựng; Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì thực hiện nhóm 32 dự án (tổng diện tích 900,5 ha), đã giải phóng mặt bằng xong, đang xây dựng công trình hoặc đã xây dựng một phần dự án nhưng đến nay chủ đầu tư đang ngừng thực hiện dự án không theo quy định của pháp luật; Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì thực hiện nhóm 11 dự án chậm triển khai do nguyên nhân khách quan phải điều chỉnh quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Với nhóm 43 dự án sử dụng đất sai mục đích; cho thuê, cho mượn đất; chậm hoàn thành các thủ tục đất đai; chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đúng quy định, huy động vốn trái phép…, UBND thành phố giao Thanh tra thành phố xử lý 2 dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý 34 dự án, Sở Tài chính xử lý 3 dự án, Sở Quy hoạch và Kiến trúc xử lý 1 dự án, Sở Kế hoạch- Đầu tư xử lý 1 dự án, UBND quận Nam Từ Liêm xử lý 1 dự án, UBND quận Cầu Giấy xử lý 1 dự án. Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã bổ sung các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, dự án vi phạm và tiếp tục đề xuất, kiến nghị xử lý đối với 173 dự án.Trong đó, có 53 dự án đã có quyết định chủ trương nhưng quá tiến độ thực hiện, chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; có 120 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai.
Trên cơ sở số liệu phân loại trên, tổ công tác Liên ngành thành phố báo cáo UBND thành phố phân công các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện xử lý theo 9 nhóm dự án. Đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, thành phố giao kiểm tra thực hiện hậu kiểm việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Đối với các dự án chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra cần tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với từng dự án. Quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý phải làm rõ một số nội dung như: Xác định rõ thời hạn giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với dự án thực hiện các thủ tục ban đầu, dự án thực hiện thủ tục điều chỉnh; có phương án, biện pháp xử lý dứt điểm. Mặt khác, phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư trong việc chậm thực hiện. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND về thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai. Theo đó, để tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai; kiên quyết thu hồi dự án kém hiệu quả sử dụng đất nhằm tạo môi trường đầu tư, khơi thông nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, thành phố sẽ thiết lập kỷ cương trong quản lý dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai.Trong đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ đầu mối giải quyết, rõ quy trình, rõ kết quả trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý. Đặc biệt, công khai các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng để tạo sự đồng thuận, giám sát của người dân và doanh nghiệp.
UBND thành phố yêu cầu công khai, minh bạch rõ quy trình, xác định cụ thể thời hạn, biện pháp giải quyết và xử lý; xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các dự án chậm thực hiện đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng còn tồn đọng; các trường hợp cố ý chây ì, tiếp tục vi phạm thì kiên quyết thu hồi theo quy định của pháp luật. Nếu các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, không có ý kiến làm rõ các nội dung, nguyên nhân tổ chức sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng theo đề nghị của cơ quan chủ trì cần kịp thời báo cáo UBND thành phố xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội: Xét xử vụ sập giàn giáo làm 4 người chết ở công trình 16A Nguyễn Công Trứ
20:23' - 28/06/2022
Chiều 28/6, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị mức án với các bị cáo trong vụ sập giàn giáo làm 4 người chết ở công trình 16A Nguyễn Công Trứ (Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
Nguyên nhân cá chết nổi hàng loạt trên mặt hồ Yên Sở, Hà Nội
16:35' - 28/06/2022
Từ ngày 22 - 26/6, trung bình mỗi ngày nhân viên của Công ty thu gom khoảng 200 - 350kg cá chết. Đến ngày 27/6, lượng cá chết đã giảm dần.
-
Thị trường
Hà Nội sẽ mở rộng mạng lưới máy bán hàng tự động
12:42' - 28/06/2022
Nhân rộng mạng lưới máy bán hàng tự động là một giải pháp của thành phố Hà Nội nhằm hiện đại hóa lĩnh vực thương mại và phát triển du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quyết thực hiện dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trong 5 năm
21:35' - 27/06/2022
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã cho ý kiến về Báo cáo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57'
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24'
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng xử lý dứt điểm mưa rò rỉ tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
14:19'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện 21 về việc khẩn trương hoàn thiện, khắc phục các tồn tại trong quá trình vận hành, khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia
11:38'
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong ký ức những kỹ sư địa chất
11:34'
Nguyên Chủ tịch nước từng lăn lộn trên khắp các vùng miền, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh về Lễ đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:27'
Sáng 25/5/2025, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
11:09'
Trong tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 26-29/5/2025), Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:08'
Phía bên ngoài Nhà Tang lễ Quốc gia, những cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, công nhân viên chức, sinh viên, học sinh trật tự xếp hàng, đôi mắt hướng về phía trong với ánh nhìn lặng buồn.