Hà Nội sẽ mở thêm nhiều làn đường ưu tiên cho xe buýt
Tiếp tục ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, trong đó có xe buýt, phấn đấu thực hiện mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội đạt từ 20 – 25% vào năm 2020, thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố, trục giao thông chính.
Theo đó, các tuyến đường có đủ mặt bằng và điều kiện tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt sẽ được lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe buýt gồm: Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) dài 5 km; đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km... Đối với trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) khôi phục lại 2 làn đường ưu tiên cho xe buýt đã tổ chức trước đây. Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị… Bên cạnh ưu tiên làn đường dành riêng cho xe buýt, thành phố tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông sắp đưa vào hoạt động và tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT. Đồng thời, tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng.Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp và triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng…
Để thu hút người dân đi xe buýt, thành phố Hà Nội dự kiến trong năm nay mở mới thêm khoảng 20 tuyến xe buýt và sang năm 2020 tiếp tục mở mới từ 25 - 25 tuyến.Các tuyến buýt được mở mới sẽ có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu như đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, du lịch…
Với xe taxi, thành phố phát triển số lượng một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy hoạch và nhu cầu sử dụng; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe taxi.
Thời gian qua, hệ thống xe buýt Thủ đô đã có những thay đổi tích cực. Với điều kiện của Hà Nội, trong 5 -10 năm tới, dù có thêm một số loại hình vận tải mới thì xe buýt thường vẫn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống vận tải hành khách công cộng.Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân (tức gấp đôi hiện nay), thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có thêm nhiều tuyến mới, mở rộng địa bàn phục vụ ra khu vực ngoại thành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm sao để vận tải xe buýt thu hút hành khách nhiều hơn?
19:33' - 05/09/2019
Việc xe buýt sụt giảm sản lượng khách còn xuất phát từ nguyên nhân chưa đáp ứng nhu cầu và tạo sự “thiện cảm” của hành khách, đặc biệt là về thời gian di chuyển không đảm bảo.
-
Kinh tế tổng hợp
Chất lượng không khí Hà Nội có đáng báo động?
14:17' - 27/08/2019
Ngày 27/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chất lượng không khí Hà Nội: Thực trạng và định hướng giải pháp”.
-
Kinh tế tổng hợp
Từ 1/9, Hà Nội miễn phí đi xe buýt cho người thuộc diện ưu tiên
15:57' - 23/08/2019
Thành phố Hà Nội đã triển khai nhận hồ sơ cấp thẻ miễn phí sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng cho một số đối tượng ưu tiên.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát triển xe buýt ở Hà Nội - Bài 2: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản
12:05' - 24/07/2019
Để thu hút hành khách đi vận tải công cộng, chính quyền, doanh nghiệp vận tải, dân cư… đều có nghĩa vụ tôn trọng quy hoạch tổng thể và kế hoạch đã được xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.