Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các cẩu tháp xây dựng không bảo đảm an toàn
Thời gian qua, liên tiếp các vụ tai nạn chết người do mất an toàn lao động xảy ra trong thi công công trình xây dựng trên địa bàn Hà Nội khiến dư luận lo ngại. Dường như việc tuân thủ an toàn trong xây dựng vẫn bị xem nhẹ.
Theo thống kê, chỉ tính riêng năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra gần chục vụ mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, trong đó có 5 vụ xảy ra tai nạn chết người.Điển hình như vụ một thanh sắt của công trình xây dựng trên đường Lê Văn Lương (đoạn thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) bất ngờ rơi từ trên cao xuống làm một phụ nữ tử vong và một người bị thương phải nhập viện.
Hay vụ sập giàn giáo khiến 3 người chết và nhiều người bị thương xảy ra tại công trình Dự án cây xanh, bãi đỗ xe Việt Nhật (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm).
Rồi vụ sập nhà đang xây dựng (thôn Đồng Lư, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất) khiến 1 người chết, 3 người bị thương nặng.
Hoặc vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trường xây dựng Dự án tổ hợp văn phòng thương mại dịch vụ nhà trẻ và căn hộ The Sun trên đường Mễ Trì khiến 1 người bị thương nặng do đứt dây cáp cẩu trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao.
Và còn vụ một thanh sắt dài khoảng 3m từ công trình xây dựng rơi xuống làm hỏng kính xe ô tô đỗ ven đường tại số nhà 63 đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), rất may không gây thương vong về người…
Nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn kể trên được các đơn vị chức năng xác định là do chủ đầu tư, đơn vị thi công chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.Doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động thường vi phạm vào “ba không” gồm: Không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; không có thiết bị bảo đảm an toàn.
Mặt khác, việc các doanh nghiệp được báo trước khi đoàn thanh tra đến làm việc cũng là một nguyên nhân khiến cho tai nạn lao động gia tăng vì đây là kẽ hở để họ “bưng bít” thông tin, che đậy những sai sót trong công tác bảo đảm an toàn lao động.
Trước nguy cơ mất an toàn từ việc thi công các công trình xây dựng, đặc biệt ngay sau những vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người gần đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công các công trình, dự án chưa bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động, an toàn trật tự xây dựng.Đồng thời, rà soát, xử lý nghiêm các cẩu tháp xây dựng hoạt động không đúng quy định, không bảo đảm an toàn thi công.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2018, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng đã được tăng cường và tập trung vào các dự án sử dụng vốn nhà nước, các công trình an sinh xã hội, có quy mô lớn và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.Đơn vị chức năng đã tổ chức kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng theo quy định 86 công trình, hạng mục công trình; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và an toàn lao động – vệ sinh lao động tại 22 dự án.
Cụ thể, Sở đã kiểm tra, chấp thuận biện pháp thi công 88 cần trục tháp; kiểm tra 20 đơn vị trách nhiệm về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, an toàn lao động – vệ sinh lao động tại các quận, huyện thị xã.
Sở đã kịp thời giải quyết các sự cố về chất lượng công trình, phối hợp tham gia giải quyết về an toàn lao động tại 6 công trình.
Đáng chú ý, Thanh tra chuyên ngành Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã kiểm tra gần 50 dự án, công trình xây dựng; ban hành khoảng 20 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt gần 300 triệu đồng với các lỗi vi phạm chủ yếu là do vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiết bị bảo hộ, máy móc chưa an toàn… Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước của Sở Xây dựng Hà Nội đối với hoạt động xây dựng trên địa bàn, bắt đầu từ tháng 3/2019, Thanh tra Sở sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng các công trình.Cụ thể là các công trình, dự án tại các quận, huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm; chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia thực hiện dự án.
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thông qua việc kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh môi trường; hướng dẫn các đơn vị có liên quan về an toàn lao động trong quá trình thi công; công tác an toàn khi sử dụng máy, thiết bị, vật tư theo quy định của pháp luật.Thanh tra Sở yêu cầu việc kiểm tra phải theo đúng các quy định của pháp luật, kiểm tra đúng nội dung; không làm ảnh hưởng tới hoạt động thường xuyên của các đơn vị được kiểm tra.
Qua thanh tra, đánh giá nguyên nhân, tồn tại, hạn chế khó khăn trong công tác thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên các công trường xây dựng.
Đồng thời, đề xuất UBND thành phố phương án, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với các công trình, dự án trên địa bàn.
Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cũng cho thấy, thời gian qua đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ tại hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và công trình xây dựng.Qua kiểm tra, đã yêu cầu tạm dừng hoạt động nhiều máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng chưa được kiểm định kỹ thuật an toàn./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Tai nạn lao động tại công trường xây dựng, 2 người tử vong
11:35' - 03/12/2018
Vào 23 giờ 52 phút ngày 2/12, tại dự án Citadines Marina Hạ Long (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 2 người tử vong.
-
Đời sống
Tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 1 người thiệt mạng
07:39' - 06/05/2018
Tại mỏ khai thác đá tại xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, Hà Nội vừa xảy ra vụ nạn lao động nghiêm trọng làm một người thiệt mạng.
-
Đời sống
Tp Hồ Chí Minh: Gần 1.500 vụ việc và 102 người chết do tai nạn lao động
21:13' - 21/03/2018
Năm 2017, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 1.492 vụ tai nạn lao động với 1.508 người bị nạn, trong đó có 102 người chết.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.