Hà Nội siết chặt kiểm tra hoạt động khai thác cát
Để quản lý hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản, Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài nguyên, khoáng sản; tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác cát, nạo vét kết hợp tận thu cát, hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng...
Các quận, huyện, thị xã xử lý dứt điểm vi phạm sử dụng đất đai bãi sông, khai thác cát trái phép. Thành phố sẽ bố trí kinh phí để xây dựng bến tạm giữ phương tiện vi phạm trên sông phục vụ việc kiểm tra, xử lý… Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Mười cũng cho biết, hiện các cơ quan chức năng của thành phố đang tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch để làm cơ sở xử lý, giải tỏa các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông sai phép, trái phép... Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Hà Nội có 30 điểm mỏ cát san lấp, trong đó 26 điểm mỏ cát sông Hồng và 4 điểm mỏ cát sông Đà, với tổng diện tích 2.364,3ha, trữ lượng khoảng 117,6 triệu mét khối…Hiện nay, cơ quan chức năng đã cấp phép khai thác 1 mỏ cát (bãi nổi) trên sông Đà và 15 mỏ cát trên sông Hồng, với tổng diện tích 674,43ha.
Theo Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng của Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 302 vụ vi phạm khai thác cát trái phép, với 372 đối tượng và 4 tổ chức; tạm giữ 272 phương tiện tàu, thuyền, 2 máy xúc; tịch thu 5 tàu thuyền; xử phạt vi phạm hành chính 4,440 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2017, Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 85 vụ, với 124 đối tượng; tạm giữ 14 tàu cuốc, 46 tàu hút, 12 tàu vận tải; tịch thu 1 tàu thuyền; xử phạt vi phạm hành chính 34 vụ, số tiền 1,045 tỷ đồng. Tình trạng khai thác cát trái phép khiến dư luận bức xúc trong thời gian dài, cơ quan chức năng cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm xử lý vi phạm. Tuy nhiên, cát tặc vẫn âm thầm hoặc ngang nhiên hoạt động, thậm chí tình trạng khai thác cát trái phép có dấu hiệu trở nên "nóng" hơn. Thực tế này cũng đã làm lộ rõ những bất cập trong công tác quản lý... Do vậy Hà Nội cần phải xây dựng giải pháp lập lại trật tự, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả và đây cũng là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng
19:03' - 20/04/2017
Ngày 20/4 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc đã ký văn bản số 1003/UBND-KNT yêu cầu tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh cát trong hồ Dầu Tiếng kể từ ngày 24/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Bình khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản tại nhiều khu vực
09:06' - 20/04/2017
Giai đoạn 2015 - 2025 tỉnh, Thái Bình cấm hoạt động khoáng sản tại trên 1.100 khu vực với diện tích hơn 7.900 ha; cấm tạm thời hoạt động khoáng sản ở 657 khu vực, diện tích 2.745 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội còn 173 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép
16:58' - 18/04/2017
Đáng nói, nhiều phương tiện tàu, thuyền không tên, không số hoặc liên doanh, liên kết khai thác cát không đúng quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đê từ khai thác cát, sỏi
14:18' - 18/04/2017
Tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông tại một số địa phương diễn ra kéo dài thời gian qua đã làm thay đổi dòng chảy gây sạt bờ sông, kè... dẫn đến mất an toàn đê điều.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá cát tăng cao, nhiều nhà thầu lo lỗ
16:45' - 13/04/2017
Giá bán cát đã tăng gấp hai, thậm chí gần ba lần so với đầu tháng 2 nhưng nguồn nguyên liệu này vẫn khan hiếm khiến nhiều nhà thầu lo lắng
-
Đời sống
Khánh Hòa: Loay hoay ngăn chặn “cát tặc” trên sông Cái
13:28' - 10/04/2017
Thời gian gần đây, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Cái, tỉnh Khánh Hòa diễn ra rầm rộ và công khai, khiến người dân địa phương rất bức xúc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.