Hà Nội thực hiện việc cưới, việc tang văn minh trong mùa dịch COVID-19
Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội cũng như cả nước đang thực hiện nghiêm giãn cách xã hội.
Nhưng với việc cưới, việc tang - vốn là hai việc nhạy cảm trong thời điểm hiện nay, người dân Hà Nội vừa thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ, vừa đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh do Hà Nội vận động từ nhiều năm qua.
* Chủ động trong mùa dịch
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nhiều đến việc cưới, việc tang, nhất là khi hai việc này được coi là trọng đại của đời người và đang chịu những tác động của tập quán, tín ngưỡng, tâm lý nhiều nơi.
Tuy vậy, với tinh thần chống dịch là quan trọng nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng, Hà Nội sớm chủ động đề nghị tối giản các lễ nghi, tránh tụ tập đông người.
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được thành phố Hà Nội triển khai trong nhiều năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng của đông đảo người dân trên địa bàn.
Đặc biệt, từ ngày 23/3, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Ban Chỉ đạo đề nghị các địa phương chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh, nên tạm dừng tổ chức đám cưới trong thời gian có dịch.
Trường hợp không thể dừng được thì chỉ tổ chức trong một ngày theo hình thức báo hỷ, tiệc trà trong nội bộ gia tộc, không nên tổ chức trong các khách sạn, nhà hàng, hạn chế tối đa việc ăn uống, tập trung đông người.
Khi tổ chức, gia đình cần phối hợp với các cơ quan y tế địa phương để tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của ngành Y tế.
Đối với việc tang, lễ mừng thọ, giỗ chạp, cần tổ chức gọn trong phạm vi gia đình. Các gia đình giảm tối đa thời gian tổ chức, thực hiện việc hỏa táng người qua đời, hạn chế tổ chức mời khách ăn cỗ trong lễ cúng 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, đồng thời tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Theo tinh thần đó, nhiều gia đình đã lùi thời gian tổ chức cưới, chỉ tổ chức báo hỷ hoặc liên hoan trong nội tộc. Nhiều đám rước dâu cũng giảm số lượng khách mời, người đưa đón.
Trong tháng 3, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã vận động 46 hộ gia đình hoãn tổ chức đám cưới, chuyển cưới sang báo hỷ.
Tại huyện Quốc Oai, có những gia đình đã đặt cỗ, mời khách xong, nhưng sau đó chấp nhận thiệt hại về kinh tế để làm đơn giản với tinh thần toàn dân chống dịch.
UBND huyện Quốc Oai sau đó cũng khen thưởng, động viên kịp thời các hộ gia đình nêu gương trong chống dịch.
Cuối tháng 3 vừa qua, UBND quận Thanh Xuân đã khen thưởng đột xuất gần 50 hộ gia đình trên địa bàn vì thực hiện tốt nếp sống văn minh trong cưới hỏi.
Phó Chủ tịch UBND phường Kim Giang Đỗ Kỳ Lân cho biết, thời gian qua, chính quyền phường phối hợp các tổ chức đoàn thể đến vận động người dân thực hiện việc cưới văn minh.
Phần lớn các hộ gia đình đều ủng hộ và thực hiện đúng theo khuyến cáo, hướng dẫn của địa phương.
Các hình thức cúng lễ rườm rà trong đám tang đã được tinh giản, rút ngắn thời gian tổ chức.
Ngay cả khách đến phúng viếng cũng hạn chế hơn trước và thường về ngay khi thực hiện xong nghi lễ phúng viếng.
Số lượng các đám tang thực hiện hỏa táng nhiều hơn. Quận Bắc Từ Liêm là địa bàn vận động thành công nhiều gia đình tổ chức tang lễ gọn nhẹ, có gia đình tổ chức lễ cúng 49 ngày chỉ vỏn vẹn hai mâm cỗ, ăn tại hai gia đình khác nhau.
* Thay đổi nhận thức, ý thức của người dân
Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội, dừng toàn bộ hoạt động tập trung đông người, do vậy các đám cưới cũng dừng tổ chức, còn việc tang vẫn tiến hành theo hình thức tối giản các thủ tục.
Các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố thường xuyên giám sát, nhắc nhở, vận động các gia đình nghiêm túc chấp hành quy định.
Theo ông Phạm Đức Hòa, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin quận Hà Đông, sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quận đã tuyên truyền, vận động đến toàn thể nhân dân thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội, trong đó có việc cưới, việc tang.
Cũng theo ông Hòa, việc cưới hầu như không phải tuyên truyền, vận động, mà các gia đình đều ý thức tốt nên hầu hết các đám cưới đều dừng lại.
Còn việc tang tổ chức gọn nhẹ, các lễ nghi thực hiện gọn trong một ngày và người mất được tiến hành hỏa thiêu.
Tại khu vực ngoại thành, vốn tồn tại khá nhiều thủ tục trong các lễ nghi cưới, tang, nhưng trong thời điểm dịch COVID-19 hiện nay, mọi người cũng đã thay đổi ý thức.
Ông Nguyễn Việt Giao, Phó phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì cho biết: Nhiều đám cưới trên địa bàn huyện đã được hoãn lại, trong đó một số gia đình cán bộ trong các cơ quan, ban, ngành của huyện gương mẫu thực hiện việc này.
Việc tang cũng tổ chức đơn giản hơn trước, người dân đến viếng rải rác, hạn chế tập trung đông người.
Một số đoàn thể trên địa bàn có đám tang còn phân công người trực phía bên ngoài, hướng dẫn chia nhỏ lượng người vào viếng.
Trước khi vào viếng, khách mời được rửa tay bằng nước sát khuẩn, ai không có khẩu trang sẽ được phát. Điển hình như một đám tang tại xã Phú Châu, huyện Ba Vì, đã thực hiện tốt việc này.
Hà Nội và cả nước đang trong giai đoạn gồng mình chống dịch COVID-19. Thực hiện việc cưới, việc tang văn minh trong thời điểm hiện nay không chỉ góp phần ngăn chặn dịch bệnh, mà còn làm thay đổi nhận thức, ý thức của người dân, giảm những thủ tục rườm rà, lạc hậu, giảm quy mô các đám cưới, đám tang, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong nhân dân Thủ đô./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội phạt hàng trăm trường hợp vi phạm quy định phòng dịch COVID-19
17:08' - 06/04/2020
Tính đến 12 giờ, ngày 6/4, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có hàng trăm cá nhân, cơ sở kinh doanh bị xử phạt do không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
-
Thời sự
Hà Nội xác định 3 kịch bản điều hành giảm thiệt hại do dịch COVID-19
10:41' - 06/04/2020
Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý I, Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáng tạo trong phòng, chống dịch COVID-19 ở Hà Nội
06:00' - 05/04/2020
Trong lúc khó khăn, người Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là “pháo đài” chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đào Minh Tuyến - người góp phần làm đẹp thêm văn hóa thợ điện
17:37'
Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, nhưng những người thợ điện Mường Khương – Lào Cai vẫn vội vã lao vào cuộc chiến với thiên tai để thắp lên ánh sáng.
-
Đời sống
Du lịch Quảng Ninh, ăn uống ở đâu để tránh quá tải?
16:12'
Từ đầu tháng 6 trở lại đây, bình quân trong 2 ngày cuối tuần, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch, tập trung chủ yếu ở các điểm du lịch nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, đa dịch vụ.
-
Đời sống
Chặng 2 giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX thu hút hàng trăm tay đua khắp cả nước
13:49'
Vừa qua, hàng trăm tay đua đến từ khắp các tỉnh thành đã có mặt từ rất sớm để tham gia tranh tại tại chặng thi đấu thứ 2 của Giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX năm 2022.
-
Đời sống
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
11:29'
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền.
-
Đời sống
Sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
11:16'
Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn.
-
Đời sống
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
10:37'
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong.
-
Đời sống
Iran dệt tấm thảm kilim lớn nhất thế giới
08:36'
Iran thông báo các thợ dệt tại tỉnh Fars, miền Nam nước này đã sản xuất được tấm thảm kilim lớn nhất thế giới, với diện tích lên tới 105m2.
-
Đời sống
222 món ăn từ dừa xác lập kỷ lục thế giới
14:15' - 27/06/2022
Ngày 27/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức sự kiện chế biến và công diễn 222 món ăn từ dừa; đồng thời phá kỷ lục Việt Nam và xác lập kỷ lục thế giới với 222 món ăn chế biến từ dừa.
-
Đời sống
Thu nhập trung bình của người Séc cao nhất trong nhóm V4
08:08' - 27/06/2022
Theo khảo sát của Công ty tư vấn quốc tế Mazars, thu nhập trung bình của người dân Séc hiện cao nhất trong nhóm Visegrad (còn gọi là nhóm V4, gồm Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia).