Hà Nội xây dựng kịch bản cung ứng hàng hóa thiết yếu ở mức cao nhất
Thời điểm hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang khiến nhiều người đi mua hàng tích trữ. Trước tình hình đó, Hà Nội đã chủ động thông báo để người dân biết hàng hóa thiết luôn đầy đủ, nên không có tình trạng mua hàng tích trữ, giá cả ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận lợi, không gây ùn tắc Hà Nội xây dựng phương án dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân. *Đảm bảo phân luồng vận chuyển Trước thời điểm thực hiện Công điện số 15 của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ do tâm lý của người dân hoang mang đổ xô đi mua hàng tích trữ. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào tối ngày 18/7, nhưng sáng hôm sau (19/7), mọi việc trở lại bình thường và hàng hóa rất dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí nhiều hệ thống phân phối còn bị ùn ứ, dư thừa cục bộ hàng hóa. Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, vừa qua có xảy ra tình trạng ùn ứ hàng cục bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp phân phối. Một trong những nguyên nhân đó là do chưa có kịch bản tính đến mức độ cao hơn do dịch bệnh gây ra. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội chỉ mới tính đến các nguồn hàng hóa như như: gạo, mắm muối… có thể đáp ứng, nhưng chưa tính đến các mặt hàng tươi sống như rau củ quả, thịt lợn, tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt là đối với vấn đề kho hàng, nếu dịch bệnh xảy ra mạnh như Thành phố Hồ Chí Minh thì các doanh nghiệp phân phối tập kết hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội thì thành phố sẽ hỗ trợ ra sao. Về xe vận chuyển, nếu test nhanh COVID-19 xong mới được lái xe, lúc này doanh nghiệp phân phối và sản xuất sẽ gặp rất khó khăn. Theo ông Chu Xuân Kiên đối với việc bốc xếp hàng hóa tại các siêu thị, khi dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, sẽ không thể chia nhỏ các đơn hàng. Do đó, cần có phương án để các phường, quận tập kết hàng hóa, hoặc giao cho các khu chung cư…. Như vậy, sẽ đưa hàng đến được người tiêu dùng cuối cùng và tránh bị cô lập. Về phía các doanh nghiệp phân phối cũng đã chủ động xây dựng kịch bản, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để có kế hoạch sản xuất, lưu tại kho của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp tại Hà Nội, từng điểm bán hàng cũng đang thực hiện trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân… Các doanh nghiệp khẳng định sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống. Đại diện các doanh nghiệp đề xuất thành phố Hà Nội kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ nhân dân như: nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng được tiêm vaccine. Bên cạnh đó, qua thực tiễn từ tình hình dịch COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay rau xanh và thực phẩm tươi sống đang thiếu, vì vậy, ngành nông nghiệp Thủ đô cần tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân Thủ đô trước khi trông chờ từ các tỉnh thành khác chuyển về. *Kịch bản ở mức độ cao hơn Hiện thành phố đang khống chế dịch tốt, dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nên việc cung ứng hàng hóa đang thuận lợi. Tuy nhiên, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân. Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kịch bản dự kiến lượng hàng hóa thiết yếu chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn Hà Nội trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng. Hà Nội đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch với tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa. Cụ thể, cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ 3.000 - 30.000 trường hợp mắc tổng trị giá lượng hàng hóa 5.359,05 tỷ đồng.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi để tránh tình trạng hàng hóa ùn ứ cục bộ như vừa qua. Đó là nguồn hàng tại siêu thị chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng, Hà Nội cần lên kịch bản về duy trì các chợ đầu mối cũng như luồng hàng hóa tập kết. Việc này cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, tránh sự thiếu hụt. Thông tin giá cả được công khai với người dân để tránh tình trạng tăng giá; đồng thời, đảm bảo sự quản lý của nhà nước. Liên quan vấn đề vận tải hàng hóa sau Công điện 15 của UBND thành phố Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phương tiện chở thực phẩm lưu thông 24/24 giờ. Hiện, việc thực hiện “luồng xanh” cho xe vận tải hàng hóa ở vành đai ngoài sẽ do Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn, còn đối với vận tải nội đô sẽ do thành phố Hà Nội. Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông cũng như hàng hóa lưu thông thông suốt, ông Ngô Mạnh Tuấn cũng đề xuất với Sở Công Thương và các ngành cần xây dựng luồng tuyến điểm đi và điểm đến cho phù hợp gửi về Sở. Với tinh thần ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19, phải bảo đảm sự an toàn cho người dân, cho xã hội, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các sở ngành, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng phương án phù hợp với diễn biến tình hình chống dịch trên địa bàn thành phố. Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp cần xây dựng phương án trong sản xuất để cân đối cung cầu, tăng sản lượng cao nhất trong tự cung tự cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài. Đối với ngành giao thông vận tải, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương Hà Nội về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở cần xây dựng phương án "luồng xanh" từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc. Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, điểm bán hàng lưu động, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng. Cùng đó, tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân…. Sở tổ chức phân phối lại cách thức bán hàng giữa truyền thống và thương mại điện tử cũng như cách thức giao hàng, phân phối hàng trong điều kiện phù hợp với từng khu vực bị phong tỏa, cách ly. Huy động toàn bộ lực lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham gia hỗ trợ cho các hệ thống phân phối thực hiện tốt việc tổ chức triển khai phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội khắc phục ùn tắc tại điểm xét nghiệm COVID-19
13:29' - 22/07/2021
Lực lượng chức năng phân luồng, hướng dẫn người dân, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáng 22/7, Hà Nội thêm 17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2
11:00' - 22/07/2021
Sở Y tế Hà Nội cho biết, sáng 22/7, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 9 quận huyện.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 22/7, dừng khai thác các đường bay Cần Thơ - Hà Nội và ngược lại
21:27' - 21/07/2021
Từ 0 giờ ngày 22/7 sẽ dừng khai thác các đường bay Cần Thơ - Hà Nội và ngược lại, Phú Quốc - Hà Nội và ngược lại. Đường bay giữa Tp. Hồ Chí Minh - Hà Nội chỉ khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ 0h 22/7, Hà Nội cách ly tập trung toàn bộ người về từ các địa phương đang giãn cách xã hội
21:10' - 21/07/2021
Từ 0h ngày 22/7/2021, Hà Nội tổ chức cách ly tập trung đối với toàn bộ người về từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 25/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4, sáng mai 26/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Mưa đá, dông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân
21:25' - 24/04/2025
Khoảng 15 giờ ngày 24/4 trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện dông lốc kèm mưa đá khiến nhiều ngôi nhà bị hư hỏng, hoa màu bị hư hại.
-
Kinh tế & Xã hội
Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
20:36' - 24/04/2025
Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng và Phó Chánh Văn phòng REV.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 25/4. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 25/4/2025. XSMB thứ Sáu ngày 25/4
19:30' - 24/04/2025
Bnews. XSMB 25/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/4. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 25/4. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 25/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 25/4. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 25/4/2025. XSMB thứ Sáu ngày 25/4
19:30' - 24/04/2025
Bnews. XSMB 25/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/4. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 25/4. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 25/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 25/4. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 25/4/2025. XSMT thứ Sáu ngày 25/4
19:30' - 24/04/2025
Bnews. XSMT 25/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/4. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 25/4. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 25/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 25/4 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/4/2025
19:30' - 24/04/2025
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 9/45 ngày 25/4. Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 25 tháng 4 năm 2025 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 25/4. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2025. SXBD ngày 25/4
19:00' - 24/04/2025
BNEWS. XSBD 25/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/4. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 25/4. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2025. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 25/4 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay 25/4/2025 - KQXSTV 25/4
19:00' - 24/04/2025
Bnews. XSTV 25/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/4. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 25/4. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 25/4/2025. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 25/4/2025.