Hà Nội xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng tình huống dịch COVID-19
Thông tin cho báo chí về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội sáng 24/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, từ ngày 27/4 đến 6 giờ sáng ngày 24/7, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 675 ca mắc COVID-19. Đáng quan tâm trong số đó có 257 ca ghi nhận trong cộng đồng, nhiều ca F0 không có dấu hiệu. Do đó, nguy cơ lây lan trong cộng đồng là rất cao nếu không áp dụng những biện pháp mạnh hơn.
“Trước diễn biến mới của chủng Delta và tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn cả nước rất phức tạp, chính vì thế mà thành phố Hà Nội phải thực hiện Chỉ thỉ 16/CT-UBND giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố”, ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh. Ông Nguyễn Văn Phong cho biết thêm, trên thực tế, Hà Nội đã thực hiện Chỉ thị 15 của Chính phủ nhưng có nhiều biện pháp trên mức Chỉ thị 15. Các cơ quan của thành phố đã chủ động xây dựng phương án, kịch bản ở các cấp độ khác nhau, từ y tế, công thương, giáo dục, giao thông vận tải… ; đồng thời thành phố đã chỉ đạo tổ chức diễn tập các phương án đó để khi diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp hơn thì hoàn toàn chủ động được. Người dân ủng hộ, chia sẻ và chấp hành tốt yêu cầu của chính quyền. *Xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng tình huống Thông tin tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng cho biết, về diễn biến tình hình dịch đợt này, trung bình 1 ngày Hà Nội phát hiện thêm 50-60 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.Dự kiến thời gian tới sẽ tăng vì có nhiều trường hợp phát hiện qua cộng đồng, thông qua sàng lọc, các trường hợp mắc nhưng không có triệu chứng. Hơn nữa, đợt dịch này chủ yếu là biến chủng virut Delta và Delta+, lây lan nhanh, chu kỳ lây lan ngắn, từ 2 - 3 ngày.
Sở Y tế đã xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn. Hiện nay, phương án, kịch bản 1.000 giường đã được thực hiện. Sắp tới, Sở Y tế sẽ xây dựng kịch bản cho 5.000, 10.000, 20.000 giường và 50.000 giường... chia 4 tầng điều trị. Trong đó, tầng 1 bao gồm 80% bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến, trên cơ sở thành lập từ các khu cách ly tập trung. Hiện, thành phố sẵn sàng có thể kích hoạt ngay Bệnh viện dã chiến tại Trường Quân sự Thủ đô và các bệnh viện dã chiến tại khu nhà ở sinh viên tại khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp với quy mô 3 tòa nhà, mỗi tòa nhà có thể kích hoạt một bệnh viện 700 giường. Tầng thứ 2 sẽ điều trị các bệnh nhân có triệu chứng trung bình và có bệnh lý nền, Sở sẽ kích hoạt các bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để thu dung, điều trị. Dự kiến, mỗi bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện có thể đáp ứng 250 giường bệnh. Tầng 3 và 4 gồm 5% bệnh nhân nặng, trong đó có 1% bệnh nhân rất nặng phải thở máy hoặc lọc máu, nguy cơ tử vong cao thì kích hoạt ngay Bệnh đa khoa Đức Giang thành bệnh viện hồi sức tuyến cuối, trước mắt sẽ bố trí 250 giường. Với phương châm “4 tại chỗ”, ngoài các bệnh viện của thành phố còn rất nhiều hệ thống y tế khác, Sở sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng tối đa nguồn lực y tế trên địa bàn, đó là các cơ sở y tế ngoài công lập, tuyến Trung ương, các bộ, ngành, Quân đội, Công an. “Với những kịch bản như vậy, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND thành phố, trong thời gian tới hoàn toàn có thể đáp ứng được với từng tình huống cụ thể”, Phó Giám đốc Sở Y tế khẳng định. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng, hiện tại, năng lực của riêng ngành Y tế Thủ đô có 412 giường hồi sức, 222 bác sĩ và trên 400 điều dưỡng có khả năng sử dụng máy thở. Ông Nguyễn Đình Hưng cho biết, năng lực xét nghiệm của thành phố hiện tại là 48 nghìn mẫu/ngày với 20 máy PCR và sắp tới bổ sung thêm 5 máy nữa. Thành phố có 111 xe cứu thương có thể huy động để phân luồng bệnh nhân tốt nhất. Kinh nghiệm thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, việc phân luồng rất quan trọng, phân luồng tốt, từng vòng điều trị riêng để có khả năng kiểm soát, điều trị tốt hơn. Về công tác tiêm phòng COVID-19, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng cho biết, tính đến ngày 23/7, Hà Nội đã tiêm được 211.460 mũi, trong đó, có 201.965 người tiêm 1 mũi và 9.443 người tiêm đủ 2 mũi, đặc biệt cho các lực lượng tuyến đầu. Theo Kế hoạch chiến dịch tiêm chủng đã được thành phố phê duyệt và Sở Y tế triển khai, mục tiêu cao nhất là tiêm từ 100.000-200.000 mũi/ngày. Thành phố đã khởi động 1.000-1.200 dây chuyền tiêm tại các trung tâm y tế và trạm y tế xã, phường để tiêm chủng cho các trường hợp không có yếu tố nguy cơ, không có tiền sử dị ứng, phản vệ, những trường hợp trong tuổi trưởng thành.Đối với những trường hợp có tiền sử phản vệ, có bệnh lý nền, người cao tuổi thì sẽ tiêm ở các bệnh viện, nơi có đủ trang thiết bị phòng hộ để sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp có sốc phản vệ sau tiêm.
Hiện tại, Sở Y tế có 3 loại vaccine phòng COVID-19. Với nguồn vaccine về trong đợt tới, Sở sẽ triển khai tiêm chủng đạt được mục tiêu đề ra, hướng tới đến tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Hà Nội, tương ứng từ 5-6 triệu người. * Đảm bảo không thiếu hàng hoá Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, với việc bảo đảm hàng hóa, Sở Công Thương đã được giao triển khai từ đầu năm 2020, hiện đang triển khai phương án 5 với mức hàng dự trữ tăng 3 lần so với các tháng bình thường với tổng giá trị 194.000 tỷ đồng của 17 mặt hàng thiết yếu. Hiện nay, nguồn cung hàng hóa đã được doanh nghiệp triển khai, thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo. Lượng dự trữ đang tăng từ 30-50% được bố trí trong kho hàng của thành phố và một số tỉnh lân cận.Từ khi có Công điện 15, các đơn vị phân phối tiếp tục đưa hàng về với lượng dự trữ hàng ngày tăng 30% ngay tại hệ thống quầy kệ và kho hàng trung tâm; bố trí nhân lực triển khai bán hàng hoặc bán hàng online.
Hiện nay, thành phố vẫn bảo đảm đầy đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân. Ngay sáng 24/7, thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, hàng hóa và sức mua vẫn bình thường; các chợ dân sinh chấp hành nghiêm quy định của thành phố chỉ bán mặt hàng thiết yếu phục vụ dân sinh; nguồn hàng cũng được tiểu thương bảo đảm, không có hiện tượng găm hàng, tăng giá. Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành để kích hoạt đồng bộ, thống nhất, đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra. *Tạm thời cấm shipper giao hàng Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Vũ Văn Viện cho biết, Sở Giao thông đang thực hiện tổ chức lại giao thông vận tải trên địa bàn, theo tinh thần Chỉ thị 16 thì xác định có 3 đối tượng ưu tiên đi lại trong thời gian giãn cách gồm: Một là xe chở hàng hoá đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá trên “luồng xanh” quốc gia, có lộ trình đi qua thành phố Hà Nội. Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, các tuyến xe sẽ chạy theo đường vành đai 3 và phân đi các tỉnh, không chạy vào bên trong trung tâm. Thứ hai là xe chở hàng hoá thiết yếu cho thành phố Hà Nội của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ các công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị 17 của UBND thành phố. Thứ ba là xe chở người và các phương tiện phục vụ, hoạt động công vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị 17 và các loại phương tiện vận chuyển khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để phục vụ các đối tượng ưu tiên lưu thông, chủ các phương tiện thực hiện cấp giấy phép “luồng xanh” quốc gia trên Cổng dịch vụ công của Tổng cục Đường bộ, việc cấp không quá 4 phút và sau khi nhận được đầy đủ thông tin, Sở Giao thông vận tải sẽ cấp ngay trong thời gian không quá 1 phút, hoàn toàn thực hiện trên mạng internet. Sau khi hoàn thành thủ tục in giấy và dán trên xe. Ngoài “luồng xanh”, đối với hàng hoá mau hỏng cần phải vận chuyển nhanh thì có thêm phù hiệu “hàng hoá mau hỏng”, đảm bảo nhanh gọn lưu thông. Hiện nay thành phố đang tổ chức 22 chốt kiểm dịch, thực hiện Chỉ thị 17 thì Sở Giao thông vận tải đang phối hợp với Công an thành phố dự kiến bố trí thêm 30 chốt của thành phố và 26 chốt quận huyện để đảm bảo kiểm soát hoạt động hàng ngày theo đúng quy định. Để giải quyết tình trạng ùn tắc ở một số chốt, Sở đang phối hợp để tổ chức chốt thành nhiều lớp. Ví dụ ở chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ chỉ có một lớp thì tới đây đề xuất tổ chức thành 3 lớp, 1 là trước trạm thu phí để cho những đối tượng phải quay đầu phải quay ngay. Đối với những đối tượng chở hàng hoá được phép đi qua thì tổ chức kiểm tra ở trạm thứ 2, bên trong trạm thu phí. Với xe vận tải lớn như container thì kiểm tra ở chốt thứ 3 để tránh tối đa ùn tắc. Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện cũng cho biết: Để ưu tiên phòng dịch là trên hết, trước hết đảm bảo an toàn cho nhân dân, tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này. Ngay sau đây Sở Giao thông vận tải sẽ có văn bản chính thức và gửi đến các đơn vị công nghệ kết nối loại hình dịch vụ này để triển khai nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của thành phố. Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện khẳng định: Trên tinh thần kiểm soát 100% các xe vào thành phố Hà Nội để thực hiện nghiêm các công điện, chỉ thị, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố nhưng tối ưu các phương án để giảm ùn tắc. Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Chử Xuân Dũng khẳng định, thành phố sẽ thực hiện các nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần nghiêm túc, quyết liệt nhất; đồng thời sẽ tiếp tục bổ sung các giải pháp sát với thực tiễn, diễn biến tình hình dịch. Chia sẻ với những khó khăn khi thực hiện giãn cách xã hội, ít nhiều cũng có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân và cơ quan, đơn vị, trong đó có những hộ nghèo, người khuyết tật…, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố đã có kế hoạch và chỉ đạo, có phương án cụ thể tới từng thôn, xã rà soát để tính toán đến phương án hỗ trợ theo chế độ riêng của thành phố, ngoài chế độ của Trung ương.Thành phố cũng đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng dịch. Đồng thời sẽ kiểm tra, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
Trong quá trình này, thành phố mong muốn các cơ quan báo chí theo sát diễn biến tình hình, có động viên kịp thời nhưng cũng thẳng thắn góp ý mang tính xây dựng, phát hiện những mô hình hiệu quả trong phòng, chống dịch để thành phố có khen thưởng hoặc xử lý kịp thời, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trưa 24/7, Hà Nội thêm 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2
13:23' - 24/07/2021
Theo Sở Y tế Hà Nội, trưa 24/7, Hà Nội có thêm 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều là các trường hợp F1, trong đó 03 trường hợp tại cộng đồng và 07 trường hợp tại khu cách ly.
-
Kinh tế tổng hợp
Các trường ở Hà Nội chuyển hình thức tuyển sinh, đảm bảo phòng, chống dịch
13:11' - 24/07/2021
Ngay khi Hà Nội quyết định áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg từ 6h ngày 24/7, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã khẩn trương thay thế hình thức tuyển sinh trực tiếp để phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội: Không quá lo lắng nhưng vẫn còn tâm lý chủ quan
12:19' - 24/07/2021
Nhìn chung người dân Thủ đô đều có tâm lý vững vàng, bày tỏ quyết tâm đồng lòng cùng chính quyền đẩy lùi dịch bệnh. Song, vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân còn tâm lý chủ quan, tích trữ hàng hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.