Hạ tầng giao thông tạo “đòn bẩy” cho kinh tế Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt, huy động nhiều nguồn lực, ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Nhiều tuyến đường, cây cầu, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh được nâng cấp, xây mới. Qua đó, tạo “đòn bẩy” đưa nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang phát triển bền vững.
Bà Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tuyên Quang cho biết, tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra nhằm thực hiện mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững của khu vực Miền núi phía Bắc.
Thời gian qua, xác định hạ tầng giao thông là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các nghị quyết, đề án quan trọng nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại.
Theo đó, tỉnh Tuyên Quang đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm như xây dựng mới các tuyến đường cao tốc, liên vùng; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường đô thị, các tuyến thuộc hệ thống đường nội bộ tại các khu tái định cư, khu, cụm công nghiệp và các khu du lịch.
Một trong những dự án trọng điểm tỉnh Tuyên Quang đang triển khai thực hiện là dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Ông Trần Viết Cương, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư, xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, Chủ đầu tư Dự án cho biết: Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài hơn 40 km, với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là hơn 3.700 tỷ đồng. Dự án được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2020 - 2023, giai đoạn 2 từ sau năm 2025.
Cũng theo ông Trần Viết Cương, các gói thầu xây lắp thuộc Dự án đã được triển khai từ đầu tháng 8/2021. Đến nay việc giải phóng mặt bằng đã đạt 99%; thi công nền đường và công trình thoát nước đạt 85%; hoàn thành 29/44 hầm chui dân sinh. Tiến độ thi công đáp ứng với phạm vi mặt bằng được bàn giao.
Việc thi công cơ bản đạt và vượt tiến độ hợp đồng, dự kiến hoàn thành vào quý III/2023. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển, kết nối giữa tỉnh Tuyên Quang với mạng lưới giao thông trong khu vực, mang đến những thuận lợi giao thương và phát triển vùng.
Cuối năm 2022, trong dịp làm việc với Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang, ông Michael D.C Choi, Phó tổng Giám đốc KOTRA Hà Nội, Trung tâm M&A toàn cầu KOTRA (Hàn Quốc) cho biết, hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn thiện, hiện đại, thông thoáng là một trong những yếu tố quyết định, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Tuyên Quang.
Theo nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Tuyên Quang là địa phương có nhiều tiềm năng về lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Chính vì vậy, sau khi tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ hoàn thành và đưa vào sử dụng, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư và phát triển tại Tuyên Quang.
Cùng với tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ đang được khẩn trương thi công, dự án xây dựng đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn cũng là một công trình giao thông trọng điểm, mang ý nghĩa quan trọng đang được tỉnh Tuyên Quang triển khai đầu tư xây dựng. Đây là tuyến đường mở mới có tổng mức đầu tư 635 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Vương, đến từ Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Hà Nội, Trưởng Tư vấn – Giám sát công trình cho biết, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mặt bằng đến đâu các nhà thầu tiến hành thi công luôn đến đó, đảm bảo thi công liên tục. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, các đơn vị huy động toàn bộ máy móc, thiết bị, nhân công, tăng cường cán bộ kỹ thuật, chia thành nhiều mũi, làm việc 3 ca liên tục.
Hiện nay, mặt bằng thi công đã bàn giao được 9,595/10,02 km. Dự án đã thi công được 95% khối lượng nền đường, công trình cầu và công trình thoát nước, 20% khối lượng móng và mặt đường, nhiều đoạn đường đang tiến hành thảm nhựa, có những đoạn đã thảm xong lớp thứ 3. Dự án đang đặt mục tiêu đưa tuyến đường vào khai thác trong năm 2023, trước 1 năm so với kế hoạch đề ra.
Tỉnh Tuyên Quang xác định, tuyến đường sẽ kết nối thuận lợi với các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và tỉnh Hà Giang, kết nối với các tuyến đường quan trọng của khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội, giao thương vận tải hàng hóa, tiến tới hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ theo quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030.
Tỉnh Tuyên Quang hiện đang triển khai các bước đầu tư dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang; chỉ đạo thi công 9 dự án; trong đó có nhiều dự án lớn trọng điểm như Dự án Cầu Xuân Vân, đường từ Khu du lịch Suối Khoáng Mỹ Lâm đến quốc lộ 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, cầu và đường tránh thị trấn Sơn Dương...
Để góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Việt Lâm, Giám đốc sở Giao thông - Vận tải tỉnh Tuyên Quang cho biết, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra với quyết tâm hoàn thành đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ (giai đoạn 1) trong năm 2023.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm triển khai xây dựng giai đoạn 2, đảm bảo hoàn thành trước năm 2026; tập trung chuẩn bị sẵn sàng khởi công xây dựng Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ. Đây là tuyến đường mở mới, tạo cơ hội lớn cho Tuyên Quang kết nối với tỉnh Hà Giang, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế du lịch, giao lưu nhân dân. Cùng đó là tuyến đường Na Hang - Ba Bể (Bắc Kạn) sẽ được đầu tư trong thời gian tới.
Đồng thời, Tuyên Quang phối hợp với các cơ quan Trung ương, các địa phương có liên quan thực hiện đầu tư xây dựng các trục đường kết nối quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh), các tuyến đường tỉnh bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch; triển khai đầu tư xây dựng một số cầu vượt sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy... ; tiếp tục thực hiện nâng cấp một số tuyển đường huyện lên đường tỉnh và đường tỉnh lên quốc lộ, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, nhu cầu giao thông.
Bên cạnh đó, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đầu tư các trục giao thông kết nối, liên kết vùng, trục phát triển đô thị động lực, du lịch, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất dọc hai bên các tuyến đường có lợi thế. Đồng thời, cải tạo tuyến đường thủy trên sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để đề xuất quy hoạch, đầu tư xây dựng đường sắt và sân bay nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh và vùng lân cận...
Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đồng bộ, kết nổi nội vùng, liên vùng trong tỉnh, các vùng kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận và hệ thống giao thông quốc gia.
Ngoài ra, ưu tiên kết nối các trung tâm, các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh, nhất là với các trung tâm kinh tế của các tỉnh trong vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh cả trước mắt và lâu dài... Qua đó, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững của khu vực miền núi phía Bắc./.
- Từ khóa :
- kinh tế Tuyên Quang
- Tuyên Quang
- hạ tầng giao thông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành giao thông sẽ đầu tư 27 dự án trong năm 2023
12:46' - 11/03/2023
Dự kiến ngành giao thông vận tải sẽ khởi công 27 dự án trong năm 2023; trong đó, có 5 dự án quan trọng quốc gia, 1 dự án nhóm A là cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 và 21 dự án nhóm B, C.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 14/11, khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
12:36'
Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14-15/11 (dự phòng sáng 19/11/2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại - cân nhắc đối với đất chuyên trồng lúa và đất rừng
11:29'
Sáng 13/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
11:23'
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Viettel - cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và Peru
11:22'
Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, làm việc với công ty Viettel Peru (Bitel) - liên doanh của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Peru.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
09:30'
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
07:31'
Chiều 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải thỏa thuận với các cơ quan báo chí
20:08' - 12/11/2024
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời chất vấn về vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí và trên môi trường mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm
19:51' - 12/11/2024
Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào chiều 12/11, tại Kỳ họp thứ 8.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
19:50' - 12/11/2024
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 12/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tán thành.