Hài hòa các giải pháp để mở cửa kinh tế
Hiện số người được tiêm vaccine tại khu vực phía Nam đang dần được phủ kín. Việc khống chế dịch đang có dấu hiệu khả quan.
Chính quyền các tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dần hướng đến mở cửa nền kinh tế. Để có thể phục hồi nhanh mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, các doanh nghiệp mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa.
Nỗ lực hỗ trợ tái sản xuất
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kéo dài khiến nhiều hoạt động sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ, tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy vậy, các địa phương khu vực phía Nam đã tích cực đưa ra nhiều giải pháp để giúp doanh nghiệp, người sản xuất nơi đây, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực có thể lưu thông được hàng hóa, đảm bảo đời sống cho người dân an tâm chống dịch bệnh.
Nhiều địa phương có thể duy trì sản xuất trong thời gian giãn cách, tiếp tục sản xuất cho mùa vụ tiếp theo, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông nông sản của tỉnh Tiền Giang vẫn được chính quyền các tỉnh trong khu vực tạo điều kiện thuận lợi, giúp đưa sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng nhanh chóng.
Để thúc đẩy sản xuất hiệu quả, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, điều hành hoạt động vận tải gắn với phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang chia sẻ, Tiền Giang là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật nhất là cây ăn trái với diện tích hơn 80.000 ha.
Đây là một trong những nơi cung cấp nguyên liệu nông sản, phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Tỉnh đã thực hiện các giải pháp vừa giãn cách xã hội để ứng phó dịch bệnh nhưng cũng phải hoàn thành "mục tiêu kép", phát triển kinh tế - xã hội ổn định.
Để đạt mục tiêu này, tỉnh Tiền Giang có hướng đi mới, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể tái sản xuất hiệu quả nhất sau khi ứng phó dịch bệnh, mở cửa trở lại; trong đó, định hướng mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh nhằm đáp ứng đủ nguồn hàng cho các đơn hàng xuất khẩu, cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, trở lại guồng quay kinh tế như trước khi xảy ra dịch bệnh...
Tại tỉnh Đồng Tháp, để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch bệnh, UBND tỉnh đã đưa ra chiến lược khôi phục sản xuất.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, các doanh nghiệp cần có chiến lược khôi phục lại hoạt động sản xuất theo từng giai đoạn.
Ban đầu các doanh nghiệp có thể tái khởi động 30% công suất nhà máy, sau đó tăng số lượng lao động theo nhu cầu sản xuất mới để cung ứng đơn hàng trong những tháng cuối năm 2021.
Tỉnh sẽ có chính sách tiêm vaccine cho lực lượng lao động làm việc "4 tại chỗ" của các doanh nghiệp tái sản xuất để đảm bảo an toàn dịch bệnh trong môi trường làm việc đông người.
Mong muốn có thêm trợ lực
Khi các doanh nghiệp của 19 tỉnh phía Nam thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" để có thể duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước nói riêng và tránh đứt gãy chuỗi đơn hàng xuất khẩu nói chung, các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang bị, hỗ trợ cho người lao động làm việc.
Nguồn kinh phí vốn dĩ chỉ dùng cho trả lương, đầu tư nguyên liệu, thiết bị sản xuất thì trong giai đoạn này phải chia sẻ cho sắm sửa vật dụng "3 tại chỗ", "4 tại chỗ" cho người lao động. Điều này khiến doanh nghiệp vốn đã bị giảm công suất làm ra hàng hóa lại phải tăng thêm gánh nặng.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, nhiều ngành nghề và lĩnh vực đã bước đầu thích nghi và làm quen với khái niệm "sống chung" cùng dịch bệnh.
Các doanh nghiệp không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K của Bộ Y tế, mà còn rà soát, lập kế hoạch và bố trí nguồn lực để thực hiện phòng, chống dịch tại nơi làm việc.
Các doanh nghiệp mong muốn chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ được chủ động hơn trong việc đảm bảo an toàn dịch bệnh để có thể chủ động hơn khi tổ chức tái sản xuất.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), khi phối hợp, chia sẻ giữa doanh nghiệp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các địa phương nên để doanh nghiệp chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty trong việc xét nghiệm cho người lao động 2 lần/tháng.
Mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông, giao dịch. Song song đó, CDC cũng tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng. Như vậy, đảm bảo mỗi công nhân sẽ được xét nghiệm 3 lần mỗi tháng.
Bên cạnh đó, theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logictics Việt Nam (VLA), Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng cần có thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như tiếp tục giảm các loại thuế, phí, lãi suất ngân hàng như giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cho người lao động; đồng thời, giãn thời gian nộp thuế từ 6-12 tháng; giảm lãi suất cho vay tương ứng mức 30% lãi suất năm; giảm 50% tiền thuê đất cho hai năm 2020-2021 và giãn thời gian nộp tiền thuê đất trong 12 tháng cho năm 2020 và năm 2021...
Ngoài ra, VLA cũng đề nghị giảm giá điện, nước phục vụ sản xuất kinh doanh; giảm 50% phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giãn thời gian nộp từ 6-12 tháng; song song đó, triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, như gói cho vay phục hồi sản xuất lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp ngành vận tải - logistics; cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp thuộc ngành này không quá 24 tháng; các khoản nợ phát sinh trước 1/5/2021 cũng được cơ cấu nợ...
Các hiệp hội kỳ vọng, với sự nỗ lực tự thân của mỗi doanh nghiệp cùng hỗ trợ tích cực của Nhà nước, đồng lòng của người dân, sau khi cơ bản khống chế được dịch COVID-19, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng vận hành trở lại, lất lại nhịp sản xuất như trước đây và vị thế của nền sản xuất, xuất khẩu của thị trường Việt Nam trước khi xảy ra dịch bệnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19
21:25' - 23/09/2021
Xét kiến nghị của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Các công trường đẩy nhanh tiến độ thi công trong những ngày Hà Nội nới lỏng giãn cách
10:54' - 23/09/2021
Ngày 23/9, những ngày đầu Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, tại các công trình xây dựng, công nhân hối hả làm việc, đẩy nhanh tốc độ thi công, gấp rút hoàn thành từng hạng mục theo đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
TP Hồ Chí Minh đề xuất 3 cơ chế thu phí cho bệnh viện tư nhân điều trị COVID-19
10:53' - 23/09/2021
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản trình UBND Thành phố xem xét cơ chế tài chính đối với các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30'
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30'
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.