Hài hòa nguyện vọng của người lao động và sức chịu đựng của doanh nghiệp
Phiên họp thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 3/9 với mong muốn đạt được sự thỏa thuận chung. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với các bên liên quan để hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp cũng như người lao đông.
*Ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội: Với yêu cầu Hội đồng tiền lương thành lập đoàn xuống tiếp xúc các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sức khỏe doanh nghiệp, tôi đã đến doanh nghiệp để khảo sát, tính toán về ảnh hưởng của các chính sách đến đời sống người lao động.Quả thật cuộc sống của người lao động ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp còn rất khó khăn. Đây là vấn đề chung mà cả hệ thống chính trị phải chung tay. Bản thân các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tốt hơn đối với người lao động.
Cá nhân tôi mong muốn 2 bên đại diện người lao động và doanh nghiệp có sự hội ý, thương lượng để có phương án hài hòa cùng chấp nhận được. Theo quy chế, nếu lần thứ 3 vẫn không thương lượng được với nhau thì Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ phải chọn phương án trình Chính phủ. Khi đó phải phân tích kỹ các yếu tố tại sao Hội đồng chọn phương án đó. *Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Dựa vào quy luật phát triển của kinh tế thị trường, tốc độ tăng lương cần bám sát tốc độ tăng năng suất lao động, cùng với tốc độ mất giá của đồng tiền. Nếu tốc độ tăng lương vượt quá xa so với tổng của hai biến số này thì nhiều khả năng, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản.Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh: Thạch Huê/TTXVN
Theo cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế, năng suất lao động ở Việt Nam hiện đang đứng ở mức thấp nhất trong khu vực, chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/5 của Malaixia và 2/5 của Thái Lan.
Cũng trong thập kỷ qua, từ năm 2005-2015, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ khoảng 3%/năm, trong khi mức độ trượt giá của đồng tiền Việt Nam là gần 10% và lạm phát cả năm 2015 và 2016 được dự báo ở mức dưới 3%.
Số liệu tổng hợp cho thấy, tổng mức tăng chung tiền lương tối thiểu trong cả giai đoạn 2005 – 2015 là 6,14 lần, tương đương mức tăng trung bình khoảng 20%/năm. Từ đó có thể thấy, khoảng cách giữa tốc độ tăng lương và tốc độ tăng năng suất lao động vẫn còn là con số lớn.
Với những doanh nghiệp hiện đang còn hoạt động, thì có đến gần 70% không có lãi nên việc tăng lương tối thiểu không hợp lý sẽ làm gia tăng tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp, buộc họ phải thu hẹp sản xuất, đẩy người lao động đang có việc làm ở thành thị trở lại nông thôn, làm tiếp tục gia tăng tình trạng thất nghiệp và gây bất ổn xã hội. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức tăng chi phí sản xuất. Ở những ngành sử dụng nhiều lao động, chi phí tiền lương là một phần đáng kể, thậm chí có tính quyết định, tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp mà chi phí lao động chiếm trên 30% tổng chi phí thì việc tăng lương thêm 16% sẽ khiến cho giá thành tăng thêm ít nhất 5%.Do vậy, để nguyện vọng của người lao động và khả năng của doanh nghiệp tiếp cận nhau thì cần có sự nhượng bộ nhất định và hướng tới những lợi ích chung mang tính tổng thể.
*Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: Hiện tại đối với ngành thép, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ Trung Quốc; thêm vào đó là thép từ Nga sẽ tràn vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Ngành thép trong nước đang đứng trước ngưỡng cửa “sống-còn”.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam. Ảnh: Đức Dũng/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, hoặc phải giảm công suất trong suốt thời gian qua do sự cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa, trong khi con đường xuất khẩu vẫn còn khó khăn.
Do vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng nên ở khoảng 6-8%, sẽ vừa đảm bảo cho đời sống người lao động nâng cao hơn và không làm ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp.
*Ông Phạm Văn Khánh – Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Bộ Xây dựng): Việc tăng lương tối thiểu cần xét đến các yếu tố về nhu cầu sống tối thiểu, mức tăng năng suất lao động, trượt giá và việc làm. Cách tính tiền lương nói chung thường căn cứ vào mức sống, việc làm, năng suất, kết quả sản xuất kinh doanh... Đứng ở góc độ quản lý vĩ mô thì phải tính toán để hài hòa tất cả các yếu tố này. Ở đây cần lưu ý đến vấn đề cân đối giữa lương tối thiểu, tiền lương nói chung và việc làm.
Ông Phạm Văn Khánh - Vụ trưởng Vụ kinh tế (Bộ Xây dựng).
Ảnh: Thiên Trường
Nếu tỷ lệ điều chỉnh tăng lương tối thiểu theo vùng quá cao thì các đơn vị thuộc nhóm ngành xây dựng cũng sẽ chịu những tác động nhất định. Luật Xây dựng đã quy định rất rõ về cách tính giá nhân công trong lĩnh vực này, theo quy định của Luật thì giá xây dựng; trong đó có giá nhân công phải xác định theo giá thị trường. Như vậy, đơn giá nhân công xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung – cầu trên thị trường xây dựng, nhưng đơn giá nhân công xây dựng không được thấp hơn lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Thực tế hiện nay mức lương tối thiểu của ngành xây dựng đang cao hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Khi việc tăng lương tối thiểu được áp dụng thì sẽ ảnh hưởng đến đơn giá nhân công, cụ thể trong trường hợp dễ thấy nhất là khoản tiền nộp bảo hiểm cho người lao động sẽ tăng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng này không quá lớn, mà giá nhân công xây dựng sẽ chịu tác động chủ yếu do quan hệ cung - cầu của ngành. Nếu tăng lương mà cầu của ngành xây dựng không thay đổi thì nhiều người xây dựng sẽ không có việc làm.
*Ông Bùi Viết Sâm – Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện Xuân Mai: Trên thực tế, cách tính lương cho người lao động của doanh nghiệp nhóm xây lắp thường qua một số bước hạch toán.Bộ phận quản lý gián tiếp, ngoài phần lương theo thang bậc lương quy định, người lao động có thể được hưởng thêm một phần lương theo hệ số phụ thuộc kết quả sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là lương năng suất.
Ông Bùi Viết Sâm - Giám đốc Công ty CP Cơ điện Xuân Mai. Ảnh: Thu Hằng
Đối với người lao động trực tiếp thuộc lĩnh vực xây lắp thông thường sẽ hưởng theo đơn giá khoán và phụ thuộc nhiều vào năng suất nên việc tăng lương tối thiểu ít chịu tác động như đối với một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác như chế biến thủy sản, dệt may, da giầy, lắp ráp linh kiện điện tử... Do vậy các doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp và khu vực sản xuất sẽ chịu tác động “sát sườn” hơn so với doanh nghiệp xây lắp.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu này cũng ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp do phải đóng bảo hiểm tăng thêm cho người lao động khối gián tiếp do mức lương cơ bản điều chỉnh tăng.
Mấy năm qua, các doanh nghiệp xây dựng gặp rất nhiều khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng, nguồn việc thiếu, nhiều công trình phải tạm giãn, hoãn và đình trệ. Mặc dù đã bước qua được giai đoạn khó khăn nhưng việc điều chỉnh tăng lương cũng cần có lộ trình phù hợp để đảm bảo hài hòa cả lợi ích của người lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Anh Phạm Văn Hanh, công nhân Nhà máy đóng tàu Dung Quất: Công nhân chúng tôi rất vui nếu được tăng lương. Bởi tăng lương tối thiểu giúp người lao động có được mức sống tốt hơn. Song, anh em công nhân cũng hiểu rằng việc tăng lương với mức cao sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Tôi đã gắn bó với Nhà máy đóng tàu Dung Quất nhiều năm. Nhà máy trong thời gian qua thực hiện được nhiều hợp đồng quan trọng và đã bắt đầu đạt doanh thu tốt. Song thực tế doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn do thị trường đóng tàu chở dầu và sửa chữa các phương tiện nổi ảm đạm, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu tiếp tục xuống thấp như hiện nay. Vì vậy, nếu có thể được, doanh nghiệp có thể tăng ở mức 5% thay vì hơn 16% như hiện nay, để giữ nguồn vốn tập trung vào các dự án đầu tư và đào tạo nhân lực. Người lao động chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với doanh nghiệp, nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn, vươn lên trong hội nhập, tìm kiếm thêm hợp đồng và tạo việc làm ổn định cho công nhân./. Nhóm PV (Thực hiện)Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.