Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB – VNU) và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019. Báo cáo đã đưa ra dự báo năm 2019 kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5-6,9%.
Theo đó, trong kịch bản thứ nhất, tăng trưởng của nền kinh tế dự báo đạt mức thấp 6,56%, xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc trường Đại học Kinh tế - Đaị học Quốc gia Hà Nội, thành viên nhóm nghiên cứu phân tích, kịch bản này có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động từ sự gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ thị trường Trung Quốc, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.
"Trong khi đó, chúng tôi giả định xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc chưa đủ linh hoạt để tăng mạnh trong môi trường chiến tranh thương mại', ông Nguyễn Đức Thành nói.
Kịch bản thứ hai khả thi hơn với mức 6,81%, đạt mục tiêu của Quốc hội. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, nhờ dư địa động lực tăng trưởng của năm 2018, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao của các ngành chính gồm công nghiệp và dịch vụ.
Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều đó được thể hiện trong quý I/2019 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước cao hơn của khối doanh nghiệp FDI. Đây là điều khác biệt so với xu thế nhiều năm trước bởi doanh nghiệp FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước.
Bản báo cáo cũng cho biết, lạm phát cả năm 2019 được dự báo sẽ trở nên khó kiểm soát hơn và nhiều khả năng có thể lên tới 4 - 5%.
Ông Nguyễn Đức Thành phân tích, trong kịch bản đầu tiên, với hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, lạm phát chỉ đạt mức 4,21%.
Trong kịch bản thứ hai, lạm phát cả năm ở mức 4,79%, cao hơn mục tiêu 4% của Quốc hội. Nguy cơ lạm phát theo kịch bản thứ hai có thể xảy ra nếu có sự cộng hưởng từ cả sức ép lạm phát gia tăng đến từ bên trong và bên ngoài.
Trong nước, các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như điều chỉnh tăng giá xăng dầu đã được thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ gây áp lực lớn gia tăng lạm phát. Tính đến hết tháng 4/2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng khoảng 2,93% và đang trong xu hướng đi lên.
Trong khi đó, mức gia tăng này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tác động từ những điều chỉnh giá của Chính phủ do có độ trễ của chúng. Bên ngoài, giá dầu thô thế giới có thể tiếp tục tăng do những căng thẳng ở Trung Đông leo thang và nguồn cung thế giới được cắt giảm. Ngoài ra, khả năng đồng Nhân dân tệ bị giảm giá vào cuối năm 2019 dưới sức ép của chiến tranh thương mại cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng Việt Nam.Để kiềm chế lạm phát, các cơ quan điều hành sẽ cần phải tiếp tục theo sát diễn biến giá cả trong nửa sau của năm 2019. Ngân hàng Nhà nước cần duy trì chính sách tiền tệ thận trọng trong thời gian tới nhằm duy trì mức lạm phát không vượt xa khỏi mục tiêu, duy trì ổn định vĩ mô.
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề Việt Nam trước ngưỡng cửa nền kinh tế số. Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội, là nền tảng cho phép Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, đang diễn tiến sâu sắc ở nhiều nước phát triển và diễn ra với tốc độ nhanh ở các nước đang phát triển.
Điều này đặt ra những thách thức mới trước khả năng phá vỡ cấu trúc ngành và thị trường, cùng sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị toàn cầu. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó, nhưng sự chuẩn bị còn thiếu đầy đủ.
Báo cáo năm nay, bên cạnh việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, đi sâu đánh giá và nhận định tương lai cho nền kinh tế số Việt Nam, đã chỉ ra cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp và xã hội Việt Nam trước bối cảnh mới./.
- Từ khóa :
- tăng trưởng kinh tế
- lạm phát
- vepr
- kịch bản tăng trưởng
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ADB dự báo như thế nào về Kinh tế Việt Nam?
16:07' - 17/04/2019
Với đặc điểm tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc trong năm 2019?
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Mô hình tăng trưởng gắn chặt với tái cơ cấu nền kinh tế
15:22' - 20/03/2019
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội thảo "Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045".
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng kinh tế 2019: Những kịch bản tăng trưởng
08:24' - 19/01/2019
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2018, cùng tinh thần quyết liệt mạnh mẽ ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2019, các chuyên gia kinh tế cho rằng năm nay kinh tế Việt Nam sẽ có những bứt phá mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2019?
09:45' - 12/01/2019
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm về các giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,6-6,8% trong năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
VEPR: Những mục tiêu cho năm 2019 có thể đạt được
15:34' - 10/01/2019
Theo tính toán của VEPR, những mục tiêu cho năm 2019 là có thể đạt được. Thậm chí, chỉ tiêu về tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể đạt mức 6,9%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
17:10'
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có Chỉ thị số 03/CT-BTC về công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều dự án hạ tầng lưới điện vướng giải phóng mặt bằng
17:00'
Sau 3 năm kể từ thời điểm khởi công 2 dự án điện, ngành chức năng vẫn chưa hoàn thành việc kiểm kê, kiểm đếm để làm cơ sở lập hồ sơ thu hồi đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2024, kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng vượt mức kế hoạch
16:57'
Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn
16:31'
11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đột phá phát triển nông sản chủ lực
15:16'
Điều kiện tự nhiên đã ban tặng cho Yên Bái nhiều nông sản đặc sản, không chỉ phản ánh sự độc đáo của vùng đất mà còn kết tinh trong đó cả văn hóa và con người nơi đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy mới cho Khu kinh tế Dung Quất
14:29'
Nhà máy lọc dầu Dung Quất với vai trò nòng cốt đang nỗ lực xây dựng hình thành Trung tâm lọc hoá dầu và năng lượng quốc gia tạo “đòn bẩy” mới cho Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại
13:26'
Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến tên của 5 Bộ mới sau khi sắp xếp, hợp nhất
12:56'
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhật, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khó thực hiện việc xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng
11:11'
Việc thực hiện các dự án đầu tư về sản xuất điện bị chậm hoặc đã dừng đang khiến cho mục tiêu xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng khó thực hiện được.