Hải Phòng phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Kim Pha cho biết như vậy.
Theo đó, mục tiêu của thành phố là phát triển mạng lưới trung tâm logistics đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực và quốc tế.
Thành phố sẽ khai thác hiệu quả thị trường dịch vụ logistics, tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức hoạt động theo mô hình 3PL (logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ), nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối ưu hóa chi phí và tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp.
Thành phố từng bước triển khai mô hình 4PL (chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một "chuỗi") và 5PL (E-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics tại thành phố Hải Phòng đạt khoảng 25 - 30%/năm; tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố từ 15 - 20%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40%.Các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 40 - 50% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics của thành phố; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 50-60%.
Đến năm 2025, Hải Phòng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics 30 - 35%; tỷ trọng đóng góp vào GRDP của thành phố từ 20 - 25%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 60%.Các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 50 - 60% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics của thành phố; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 40 - 50%. Hải Phòng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành logistics đạt 70%.
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng cơ bản hoàn thiện mạng lưới trung tâm logistics, bảo đảm tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30 - 35%/năm. Tỷ trọng đóng góp vào GRDP của thành phố từ 25 - 30%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 65%. Các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 60 -70% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics của thành phố; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 30 - 40%. Hải Phòng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành logistics đạt 80%. Để cụ thể hóa được mục tiêu này, thành phố Hải Phòng đang tập trung quy hoạch phát triển các loại hình logistics, tập trung vào các dịch vụ logistics chính, trực tiếp phục vụ hệ thống cảng biển và sân bay khu vực Hải Phòng như: các dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, làm thủ tục hải quan, vận tải biển, vận tải đa phương thức; dịch vụ kho bãi container; dịch vụ xếp dỡ container và các dịch vụ khác (bao gồm cả quản lý chuỗi cung ứng)... Cùng đó, thành phố quy hoạch các hành lang vận tải hàng hóa. Cụ thể quy hoạch 3 hành lang chính vận tải hàng hóa đi - đến thành phố Hải Phòng gồm: tuyến trục Hải Phòng - Hà Nội với hai nhánh đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) và đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc); tuyến trục Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; tuyến trục Hải Phòng - Thái Bình-Nam Định - Ninh Bình. Tiếp nữa, Hải Phòng quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics. Đến năm 2025, Hải Phòng sẽ quy hoạch 6 trung tâm logistics với tổng công suất thông qua của các trung tâm khoảng 90,65 triệu tấn/năm; trong đó, hàng container khoảng 5,07 triệu TEUs/năm, đảm nhận 50 - 60% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố. Đến năm 2030, Hải Phòng tiếp tục phát triển các trung tâm logistics trên địa bàn theo hướng nâng cấp, mở rộng và đầu tư theo chiều sâu 6 trung tâm logistics. Tổng công suất hàng hóa thông qua các trung tâm đạt 140,35 triệu tấn/năm; trong đó, hàng container khoảng 7,86 triệu TEUs/năm, đảm nhận 60 - 65% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn... Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Hải Phòng là thành phố cửa ngõ của khu vực cảng biển phía Bắc, nơi có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 toàn quốc.Cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, khu bến Lạch Huyện có tầm quan trọng bậc nhất trên cả nước, tiếp cận với tuyến hàng hải quốc tế, liên thông với các khu bến hiện tại tạo thành một hệ thống cảng liên hoàn, điều này sẽ làm gia tăng nhanh chóng lượng hàng hóa thông qua và đẩy mạnh nhu cầu với dịch vụ logistics trong thời gian tới.
Do vậy, việc quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là tất yếu, theo đúng định hướng của Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: "Quy hoạch các khu logistics tập trung, đủ lớn gắn với cảng biển, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh. Phấn đấu xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành đô thị trung tâm cấp quốc gia, đô thị cảng biển tầm cỡ khu vực và quốc tế"./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Vinalines Logistics sẽ đẩy mạnh dịch vụ vận tải quốc tế
10:22' - 10/02/2019
Năm 2019, Vinalines Logistics vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tối thiểu từ 10% trở lên so với năm 2018.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào để giảm chi phí logistics?
18:36' - 09/01/2019
Nhiều tổ chức Hội doanh nghiệp đã đưa ra kiến nghị về giải pháp giảm chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp logistics nội địa còn kém sức cạnh tranh
18:56' - 24/12/2018
Thiếu vốn và nhân lực là 2 yếu tố cơ bản làm cho các doanh nghiệp logistics trong nước kém sức cạnh tranh so với doanh nghiệp logistics nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21'
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10'
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.