Hải Phòng yêu cầu Công ty Lisemco xử lý dứt điểm nợ đọng tiền lương, bảo hiểm
Trước việc Công ty cổ phần Lisemco (địa chỉ Km6, Hùng Vương, Hồng Bàng, Hải Phòng) nợ đọng tiền lương, tiền bảo hiểm kéo dài nhiều năm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của hàng trăm người lao động, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc, tránh gây bức xúc cho người lao động.
Tại Công văn số 2645/VP-TCD ngày 19/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc giải quyết kiến nghị của người lao động, Công ty cổ phần Lisemco Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Công ty cổ phần Lisemco khẩn trương, nghiêm túc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động.Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng làm việc với Công ty cổ phần Lisemco về lộ trình giải quyết vụ việc; hoàn thành giải quyết vụ việc và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trước ngày 25/7/2019.
Công ty cổ phần Lisemco tiền thân là Xí nghiệp đóng tàu 2 tháng 9. Đến năm 1992 Xí nghiệp sáp nhập với Nhà máy Đóng tàu Kiến An, đổi tên thành Nhà máy đóng tàu Hải Phòng trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Phòng.Ngày 20/9/1996, Nhà máy được chuyển giao về Tổng công ty lắp máy Việt Nam theo quyết định 2220/QĐ- UB ngày 17/9/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng và theo quyết định số 768/BXD – TCLĐ ngày 20/9/1996 của Bộ Xây dựng lấy tên là Công ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng - Lisemco. Năm 2012, Công ty chuyển mô hình từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần lấy tên là Công ty cổ phần Lisemco, tên viết tắt là Lisemco.
Đến tháng 7/2019, Công ty cổ phần Lisemco có 386 lao động tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tuy nhiên doanh nghiệp đang nợ đọng số tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là 66 tỷ đồng, tiền lương nợ người lao động từ cuối năm 2018 đến nay là 10 tỷ đồng. Trong khi việc nợ đọng tiền đóng bảo hiểm, nợ lương người lao động chưa được giải quyết thì ngày 15/7 vừa qua, Công ty ra thông báo cho khối lao động sản xuất dưới xưởng nghỉ chờ việc không lương, còn khối văn phòng gián tiếp và các trưởng phòng ban vẫn đi làm bình thường, chờ thông báo sau. Trước quyết định bất ngờ của Công ty cổ phần Lisemco, ngày 18/7, hàng trăm lao động đã bức xúc, tụ tập tại Ủy ban nhân thành phố Hải Phòng đòi quyền lợi. Theo phản ánh từ người lao động, tình trạng bị cắt, không đóng bảo hiểm kéo dài từ năm 2012 đến nay. Trong khi đó, hàng tháng Công ty vẫn trừ 10,5% lương để đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các khoản chi phí khác.Việc không đóng bảo hiểm khiến nhiều lao động bị ốm đau rất vất vả trong việc chữa trị bệnh tật. Anh Vương Đức Dục, công nhân làm việc từ năm 2001 đến nay cho biết, năm 2016 anh phải đi mổ giãn tĩnh mạch với thời gian điều trị dài ngày, chi phí cả chục triệu đồng nhưng không được hưởng bảo hiểm y tế.
Theo đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng, Liên đoàn cũng đã có nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Lisemco, nhưng doanh nghiệp vẫn không giải quyết vụ việc dứt điểm. Ông Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Lisemco cho biết, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án chưa thu hồi được công nợ. Công ty cổ phần Lisemco đã nhượng 79% cổ phần (153 tỷ đồng) cho cá nhân ông Phí Trường Giang (hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lisemco). Ông Giang đang sắp xếp giải quyết quyền lợi cho người lao động để đưa Công ty về đúng ngành nghề chính./. >>> Kiến nghị cấm xuất cảnh đối với người đại diện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hộiTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Xem xét xử lý hình sự doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
12:30' - 16/07/2019
Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng gia tăng, với số tiền lớn, diễn ra trong thời gian dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng yen yếu - Lực đẩy cho các doanh nghiệp Nhật Bản
21:32' - 19/02/2025
Tổng lợi nhuận ròng của các ngành sản xuất tăng 3%. Đồng yen đã từng mạnh ở mức 139 yen đổi 1 USD vào tháng 9/2024. Kể từ đó, đồng yen có xu hướng yếu đi, dẫn đến lợi nhuận của các nhà sản xuất tăng.
-
Doanh nghiệp
Khẳng định vị thế Top 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường
16:15' - 19/02/2025
Đó là mục tiêu Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BIC) đặt ra trong kế hoạch kinh doanh năm 2025 hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập BIC.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" hàng không đổ xô sang Ấn Độ do khủng hoảng chuỗi cung ứng
07:00' - 19/02/2025
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn tại Campuchia
19:43' - 18/02/2025
Với mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp - tuần hoàn - khép kín, THACO AGRI ước tính từ năm 2028, các dự án sẽ mang lại doanh thu xuất khẩu 800 triệu USD/năm.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chủ động "bắt tay" để tăng khả năng cạnh tranh
19:00' - 18/02/2025
Trước bối cảnh thị trường trong và ngoài nước tiếp tục diễn biến khó lường, ngay từ đầu năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động “bắt tay” để tăng năng khả năng cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Cần đảm bảo hài hòa quyền lợi người lao động khi thu bảo hiểm xã hội bằng cà phê
16:41' - 18/02/2025
Nhiều công nhân của Công ty Cà phê Ia Sao 1 và Công ty Cà phê 706 (thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) phản ánh rằng, họ bị yêu cầu nộp bảo hiểm xã hội bằng cà phê.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" công nghệ Mỹ mất dần ánh hào quang
09:05' - 18/02/2025
Sức hấp dẫn của nhóm 7 "gã khổng lồ" công nghệ, gồm Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Nvidia và Meta, đang có dấu hiệu "hạ nhiệt" khi giới đầu tư bắt đầu bán tháo và tìm kiếm cơ hội mới.
-
Doanh nghiệp
Shein đối mặt áp lực giảm định giá xuống còn 30 tỷ USD
20:55' - 17/02/2025
Theo nguồn tin thân cận, nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein đang chịu áp lực phải giảm mức định giá xuống còn khoảng 30 tỷ USD, so với mức định giá trước đó cao gấp ba lần.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất chủ động mở rộng thị trường
15:03' - 17/02/2025
Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp gỗ và nội thất đã chủ động đổi mới sản xuất và tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng.