Hạn chế thất thoát từ các dự án BOT
Ngày 24/8, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo góp ý về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). Dự thảo này được xây dựng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế sau 7 năm triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dự thảo luật có nhiều điểm mới. Đó là chế độ quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng mặc dù là nội dung mới nhưng đã được đề cập cụ thể và bao quát loại tài sản quan trọng và có giá trị lớn này. Những quy định pháp lý về quản lý sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, đặc biệt là quyền khai thác có tác động tích cực tới quản lý nhóm công trình này được hình thành ngày càng nhiều từ các dự án BOT hay PPP trong những năm tới.
Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, các quy định về BOT hay PPP đều do các văn bản dưới luật thể hiện nên không xác định rõ quyền và trách nhiệm liên quan đến các công trình hình thành từ dự án BOT thuộc về ai; không rõ đơn vị quản lý tính xác thực hợp pháp của tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư BOT.
Hiện nay, hầu hết các BOT chủ yếu do cơ quan chủ quản phê duyệt và người đề xuất là nhà đầu tư. Trong khi đó, vì lợi ích, các nhà đầu tư thường kê khai vốn cao; cơ quan quản lý thì miễn là có công trình mà không quan tâm đến chuyện tổng mức đầu tư đã đúng với thực tế chưa.
“Vấn đề trên cũng gắn với câu chuyện mức thu phí để hoàn vốn BOT. Mức phí này hiện đang được thực hiện dựa trên Thông tư 159 về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư vây dựng đường bộ của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, việc quản lý theo khung này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, không kiểm soát được lưu lượng xe thực tế qua các trạm thu phí BOT mà chỉ dựa vào báo cáo của các nhà đầu tư.
Do đó, nếu không nhanh chóng đưa “kết cấu hạ tầng” vào tài sản công để có sự quản lý thì sẽ tiếp tục gây thiệt hại lớn cho tài sản Nhà nước và người sử dụng các dự án BOT. Thậm chí, trong thời gian tới, việc đầu tư theo hình thức BOT và PPP có thể khó thực hiện được” - Tiến sĩ Vũ Đình Ánh phân tích.
Không chỉ có vấn đề quản lý kết cầu hạ tầng, nhiều tài sản công khác đang bị sử dụng rất lãng phí. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, các số liệu ghi chép cho thấy phần tài sản công của Việt Nam bao gồm: đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc có giá trị trên 500 triệu đồng hiện có tổng giá trị trên 1.050 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, phần tài sản này có giá trị cao gấp 4 lần GDP của Việt Nam, đồng nghĩa là tổng tài sản công lên đến khoảng 18.000 - 19.000 tỷ đồng. Như vậy, việc quản lý tài sản công đang bị mai một, buông lỏng, dẫn đến tình trạng thất thoát rất lớn.
Bà Nguyễn Thị Yến, Đại biểu Quốc hội ở Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho rằng nhiều tài sản đất đai có giá hiện đang được giao cho một số tổ chức chính trị sự nghiệp, đoàn thể… nhưng lại được các đơn vị này đem cho thuê kinh doanh và Nhà nước chỉ thu được phần thuế đất đai. Điều này gây ra tình trạng lãng phí rất lớn cho Nhà nước, không phát huy được phần tài sản này.
Trước tình hình này, việc ra đời Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) được xem là bước tiến cần thiết trong quản lý tài sản công hiện nay. Điều này sẽ góp phần khắc phục những nhược điểm hạn chế nổi cộm trong quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong những năm gần đây như phân tán, thiếu thống nhất, phạm vi quản lý hạn hẹp… dẫn đến việc quản lý tài sản nhà nước còn lỏng lẻo, tùy tiện; tài sản nhà nước bị sử dụng lãng phí, thất thoát và không đúng mục đích, đối tượng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tạm ngừng hoạt động trạm thu phí BOT An Phú
14:09' - 17/08/2016
Trạm thu phí BOT An Phú, tình Bình Dương đã tháo dỡ quầy thu phí, tạm ngừng hoạt động kể từ ngày 3/8/2016 theo yêu cầu của UBND tỉnh Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận cần sớm tháo gỡ vướng mắc về xây dựng trạm thu phí BOT
09:48' - 17/08/2016
Hơn một năm nay, chuyện xây dựng trạm thu phí BOT tại huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã nhiều lần được mang ra đàm phán nhưng vòng luẩn quẩn về giá cả, vị trí đặt trạm vẫn chưa có lối thoát.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ đầu tư các trạm thu phí BOT sẽ phải giảm 15-20% mức phí
14:01' - 12/08/2016
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã yêu cầu các Ban Quản lý dự án làm việc với các nhà đầu tư để thống nhất giảm từ 15 - 20% mức phí đối với tất cả các nhóm phương tiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Không áp dụng đầu tư BOT với quốc lộ 22B trên địa bàn Tây Ninh
21:07' - 11/08/2016
Bộ Giao thông Vận tải sẽ kết hợp với tỉnh Tây Ninh đầu tư, nâng cấp quốc lộ 22B bằng vốn ngân sách nhà nước thay vì áp dụng đầu tư BOT.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.