Hàn Quốc gia hạn giãn cách xã hội, Trung Quốc thêm 7 ca mới
Ngày 12/6, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun thông báo chính phủ nước này quyết định gia hạn một số biện pháp giãn cách xã hội đang được áp dụng hiện nay tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Phát biểu tại một cuộc họp liên ngành chống đại dịch, ông Chung Sye-kyun cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội lẽ ra hết hiệu lực vào cuối tuần này, song tình hình dịch bệnh hiện nay buộc phải gia hạn.
Theo đó, chính phủ sẽ kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội tại khu vực thủ đô cho đến khi tình hình ổn định trở lại, đồng thời tăng cường các biện pháp cách ly nhằm ngăn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới không có chiều hướng đi xuống. Một loạt ca nhiễm mới ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận xuất hiện khi Hàn Quốc hoàn thành việc mở lại các trường học vào ngày 8/6 vừa qua.
Sau gần 6 tuần thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, Hàn Quốc đã chuyển sang chương trình "kiểm dịch trong cuộc sống hàng ngày" từ ngày 6/5 để cho phép người dân thực hiện các hoạt động kinh tế và xã hội theo các quy tắc kiểm dịch mới.
Thủ tướng Chung Sye-kyun cho biết virus tiếp tục lây lan, đặc biệt tại Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi, dù nhà chức trách đã áp đặt biện pháp giãn cách xã hội trong 2 tuần qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính đến 10h (giờ địa phương) ngày 12/6, với 56 ca nhiễm mới được phát hiện (43 ca lây nhiễm trong cộng đồng), tổng số ca ở Hàn Quốc đã lên thành 12.003 ca. Số bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn thêm 15 người nâng tổng số lên 10.669 người, chiếm 88,8%.
Đến nay Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm cho gần 1.100.000 người (trung bình cứ 50 người thì có 1 người đã được xét nghiệm). Hầu hết các ca nhiễm mới đều ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận, bao gồm cả thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi, và đều có liên quan đến những ổ lây nhiễm tập thể nhỏ lẻ.
Trong bối cảnh khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận liên tục phát sinh các ca lây nhiễm, nhiều ý kiến lo ngại dịch bệnh có thể lây lan đến nhà máy của các tập đoàn, nơi tập trung đông nhân lực sản xuất.
Cụ thể, trong số các ca nhiễm mới ngày 11/6, một trường hợp là công nhân 50 tuổi làm việc tại nhà máy quy mô khoảng 5.000 công nhân của hãng xe ô tô Kia ở thành phố Gwangmyung, tỉnh Gyeonggi đã khiến một dây chuyền của nhà máy này phải ngừng sản xuất để cách ly và khử trùng.
Trước đó một ngày, một công nhân vệ sinh làm việc tại trụ sở hãng điện tử Samsung ở thành phố Suwon cũng được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 khiến một số tòa nhà thuộc khu sản xuất thông minh của Samsung tại đây đóng cửa.
Mặc dù chưa phát hiện trường hợp nào dương tính trong số đồng nghiệp làm cùng và những người tiếp xúc với ca nhiễm này, nhưng Samsung vẫn cho hơn 1.200 công nhân tại khu vực trên chuyển sang hình thức làm việc tại nhà.
Cảnh sát Hàn Quốc cho biết sẽ phối hợp với KCDC xử phạt nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm Luật phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Đến nay, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 489 vụ vi phạm liên quan, tạm giữ 6 cá nhân và truy tố 317 người.
Chỉ tính riêng trong ngày 10/6 vừa qua cơ quan chức năng Hàn Quốc đã phát hiện 11 trường hợp vi phạm quy định cách ly, 16 trường hợp vi phạm lệnh cấm tụ tập. Ngoài ra, những hành vi khai báo gian dối gây khó khăn cho công tác điều tra dịch tễ, cố ý vi phạm quy định phòng dịch dẫn đến phát sinh các ca lây nhiễm tập thể cũng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày 11/6, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MTIE) cho biết nước này sẽ chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm đối phó đại dịch COVID-19 với thế giới và phấn đấu chuẩn hóa quốc tế các chương trình kiểm soát dịch bệnh.
Theo đó, Hàn Quốc sẽ trình mô hình 3T: xét nghiệm (Test) - truy vết (Trace) - điều trị (Treat) và các cơ chế phòng dịch COVID-19 khác lên Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đồng thời mong muốn chuẩn hóa 8 chương trình kiểm soát dịch bệnh (từ xét nghiệm virus đến vận hành các mô hình xét nghiệm lưu động và trung tâm cách ly).
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu lập tiêu chuẩn quốc tế cho các ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone) theo dõi những người tự cách ly và quy trình kiểm soát nhập cảnh nhằm ngăn chặn các ca nhiễm ngoại nhập.
Hàn Quốc được coi là một trong những nước kiểm soát dịch COVID-19 thành công nhất mà không cần đóng cửa biên giới. Với khoảng 50 triệu dân, Hàn Quốc ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc COVID-19 kể từ ngày 20/1 đến nay, duy trì số ca nhiễm mới ở ngưỡng trên dưới 50 ca/ngày và hạn chế tối đa số ca tử vong với 277 người.
Trong khi đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cùng ngày 12/6 thông báo ngày 11/6, nước này ghi nhận thêm 7 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca tại Bắc Kinh và 6 ca từ nước ngoài về. Trong ngày 11/6, Trung Quốc đại lục không ghi nhận thêm ca tử vong nào và có thêm 4 người xuất viện sau khi được chữa khỏi. Như vậy, đến nay, Trung Quốc đại lục xác nhận tổng cộng 83.064 ca, trong đó có 4.634 ca tử vong, 78.365 người đã bình phục và xuất viện, 65 người đang được điều trị và hiện không có ca bệnh nặng./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Hàn Quốc dùng giám sát hành trình trên smartphone để ngăn ngừa lây lan COVID
19:30' - 10/06/2020
Hàn Quốc đã phát triển ứng dụng dựa trên hệ thống giám sát hành trình trên điện thoại thông minh để ngăn ngừa sự lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế số
Hàn Quốc trong giai đoạn bước ngoặt quan trọng chống COVID-19
19:34' - 05/06/2020
Tình trạng bùng phát các ca nhiễm mới trong những tuần gần đây đã buộc các cơ quan y tế Hàn Quốc phải củng cố một số hướng dẫn phòng dịch theo chương trình kiểm dịch trong cuộc sống hằng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng hơn gấp đôi
08:31' - 15/07/2025
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế "rất nặng" đối với Nga
08:30' - 15/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga, nếu Moskva không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không yêu cầu kiểm tra công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing
08:19' - 15/07/2025
Cơ quan Quản lý Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không trong nước kiểm tra khóa chốt công tắc nhiên liệu trên một số dòng máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 17% đối với cà chua Mexico
08:12' - 15/07/2025
Chính quyền Mỹ hôm 14/7 (theo giờ địa phương) bắt đầu áp mức thuế chống phá giá 17% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico.