Hàn Quốc lo ngại xu hướng bất ổn kinh tế gia tăng
Báo cáo "Xu hướng kinh tế gần đây" do chính phủ Hàn Quốc công bố cho thấy, dù đà tăng trưởng tuyển dụng đã gia tăng, xuất khẩu cải thiện vững chắc, song dự kiến đà phục hồi của nhu cầu nội địa sẽ gặp hạn chế do làn sóng lây nhiễm mạnh của biến thể Omicron.
Báo cáo do Bộ Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc công bố cho biết, số lao động có việc làm của nước này trong tháng 2/2022 đã tăng 1.037.000 người so với cùng kỳ một năm trước. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nước này giữ đà tăng hơn 1 triệu việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,4%, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 2/2022 tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2021, tập trung vào các mặt hàng như chíp bán dẫn và chế phẩm dầu mỏ.Chỉ số tâm lý tiêu dùng trong cùng kỳ đạt 103,1 điểm, giảm 1,3 điểm so với tháng Một. Chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng Hai vừa qua tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do mức tăng giá của vật giá cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng (trừ mặt hàng nông sản và các loại xăng, dầu), cũng tăng 3,2%.
Về thị trường tài chính trong tháng Hai, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho rằng các hoạt động kinh tế được kỳ vọng sẽ nối lại, tỷ giá hối đoái giảm do đồng đô la Mỹ suy yếu, giá cổ phiếu và lãi suất trái phiếu chính phủ tăng. Bộ chủ quản nhận định các yếu tố bất ổn sẽ gia tăng trong thời gian tới, như các nền kinh tế lớn điều chỉnh chính sách tiền tệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất hay căng thẳng chiến sự Nga-Ukraine khiến lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng.Lạm phát ngày càng nghiêm trọng, giá nguyên liệu thô và thị trường tài chính cũng sẽ nhiều biến động.
Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiến hành rà soát các rủi ro liên quan đến ổn định dân sinh, quản lý vật giá, đặc biệt là nguyên liệu; nỗ lực toàn diện nhằm giảm thiểu tác động lan truyền có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đẩy nhanh giải ngân gói ngân sách bổ sung, tập trung vào công tác đối phó với thiệt hại do biến thể Omicron lan rộng nhằm phục hồi kinh tế. Trong một diễn biến liên quan, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's (Mỹ) vừa công bố “Triển vọng vĩ mô toàn cầu”, theo đó hạ tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP của Hàn Quốc năm 2022 xuống mức 2,7%, giảm 0,3% so với mức dự báo của một tháng trước. Moody's cho rằng chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhắm vào Ukraine đã khiến môi trường kinh tế thế giới thay đổi bởi ba nguyên nhân chính. Đầu tiên là giá nguyên liệu thô tăng vọt do thiếu nguồn cung làm tăng chi phí sản xuất trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng giá cả leo thang (lạm phát).Tiếp đến là gián đoạn tài chính và kinh doanh đang gây ra rủi ro cao cho kinh tế hội nhập toàn cầu. Rủi ro về an ninh và địa chính trị ngày càng gia tăng cũng đẩy cao chi phí về mặt kinh tế nói thu, gây tâm lý thu hẹp kinh doanh tạo gánh nặng cho nền kinh tế.
Ngoài những yếu tố trên, phân tích của Moody's còn chỉ ra rằng Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ còn phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung khác. Nguyên liệu chính dùng trong sản xuất chíp bán dẫn gặp trở ngại, ảnh hưởng đến việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như ô tô sử dụng những con chip này.Giá dầu tăng mạnh cũng là một gánh nặng đối với hai quốc gia nhập siêu dầu thô này. Moody's cũng điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2023 xuống còn 2,6%, giảm 0,1% so với dự báo đưa ra trước đó (2,7%)./.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Hàn Quốc cho phép các tập đoàn lớn kinh doanh ô tô đã qua sử dụng
08:36' - 18/03/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 17/3 đã cho phép các công ty lớn gia nhập thị trường ô tô cũ bất chấp sự phản đối của các công ty nhỏ đang được đặc quyền trong ngành kinh doanh này.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận hơn 600.000 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ
11:28' - 17/03/2022
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã khiến số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc lần đâu tiên vượt 600.000 ca/ngày trong ngày 16/3.
-
Thị trường
Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn của lao động Việt Nam
10:14' - 17/03/2022
Ngày 17/3 Hàn Quốc đã tiếp nhận gần 100 lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là lao động EPS) nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Incheon, Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.