Hàn Quốc sắp mất danh hiệu nhà xuất khẩu số một tới Trung Quốc
Kết quả cuộc khảo sát vừa do Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) công bố ngày 16/6 cho hay Hàn Quốc có thể sẽ mất vị trí là nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Trung Quốc trong vài năm tới, trong bối cảnh hiện đang có sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Nhật Bản, các nước châu Âu và Mỹ.
Khoảng 38,1% nhân viên làm việc tại các văn phòng của KOTRA ở 17 thành phố của Trung Quốc khi được hỏi cho rằng Hàn Quốc chỉ có thể giữ được vị trí dẫn đầu nhiều nhất là trong một hoặc hai năm nữa. Có 29,5% ý kiến dự đoán Hàn Quốc sẽ giữ được thứ hạng này trong khoảng 5 năm, và 27,6% nhận định kém lạc quan hơn khi nói rằng thứ hạng này có thể thay đổi ngay trong năm nay.
Nhật Bản được xem là đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” có thể vượt qua Hàn Quốc tại thị trường Trung Quốc, khi 76,2% người được khảo sát cho rằng sức ép cạnh tranh từ Nhật Bản là rất lớn. Tiếp theo là châu Âu (33,3%), Mỹ (29,5%) và vùng lãnh thổ Đài Loan (26,7%).
Khoảng 60% số ý kiến cho rằng hàng hóa tiêu dùng của Hàn Quốc sẽ tiếp tục có khả năng cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Văn hóa phẩm, dịch vụ và hàng hóa trung gian hay các cấu kiện phụ tùng là những sản phẩm cạnh tranh của "xứ sở Kim chi" tại Trung Quốc.
Về hàng hóa, 49% coi thiết kế là thế mạnh của Hàn Quốc, tiếp đó là chất lượng với 26%. Tuy nhiên, về nhãn hiệu, có tới 45,7% số người được hỏi cho rằng Hàn Quốc đang bị tụt lại phía sau các đối thủ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nêu điều kiện đàm phán với Triều Tiên
17:53' - 15/06/2017
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố Seoul sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng về hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên nếu Triều Tiên ngừng tiến hành các hành động khiêu khích.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc: Cạnh tranh quyết liệt trên phân khúc xe SUV nhỏ
10:15' - 15/06/2017
Giới phân tích nhận định, các nhà sản xuất ô tô tại Hàn Quốc sẽ cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần trong phân khúc ô tô thể thao đa dụng (SUV) nhỏ sau sự tham gia mới đây của Hyundai Motor Co.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cần cẩn trọng trong mở rộng chi tiêu công
19:44' - 13/06/2017
Hàn Quốc cần cẩn trọng trong việc mở rộng chi tiêu cho dù đã có sự gia tăng nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58'
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07'
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.